Apple sẽ dùng đất hiếm tái chế trong động cơ Taptic Engine trên iPhone

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 18/9, Apple cho biết các iPhone mới sẽ sử dụng các nguyên tố đất hiếm tái chế trong một thành phần quan trọng.
Apple sẽ dùng đất hiếm tái chế trong động cơ Taptic Engine trên iPhone
Ảnh minh họa

Apple cho biết họ sẽ sử dụng các loại đất hiếm tái chế trong động cơ phản hồi xúc giác “Taptic Engine,” một bộ phận cho phép iPhone phản hồi rung khi ngón tay người dùng nhấn vào màn hình điện thoại. Bộ phận này sẽ chiếm khoảng một phần tư các nguyên tố đất hiếm bên trong các mẫu iPhone.

Đất hiếm, một nhóm gồm 17 khoáng sản chuyên ngành, đã trở thành một điểm nóng trong căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các khoáng sản này được sử dụng trong vũ khí, điện tử tiêu dùng và các hàng hóa khác.

Trung Quốc chi phối việc chế biến khoáng sản thô, và đã ngụ ý thông qua các phương tiện truyền thông trong nước rằng họ có thể hạn chế việc bán đất hiếm cho Mỹ, giống như đã làm với Nhật Bản sau một cuộc tranh cãi ngoại giao năm 2010.

Lisa Jackson, phó chủ tịch môi trường, chính sách và các sáng kiến xã hội của Apple, cho biết việc sử dụng đất hiếm tái chế của Apple không liên quan đến căng thẳng thương mại nhưng có thể giúp hãng duy trì nguồn cung ổn định.

Trong các thiết bị điện tử tiêu dùng, đất hiếm nằm trong các loa và bộ truyền động nhỏ. Các bộ phận này quá nhỏ nên việc thu thập chúng để tái chế là khó khăn và tốn kém.

Hiện tại, Apple sẽ sử dụng đất hiếm tái chế từ một nhà cung cấp bên ngoài.

Apple cũng cho biết hôm thứ Tư rằng nhôm từ vỏ máy được phục hồi thông qua các chương trình đổi máy cũ lấy máy mới sẽ được nấu chảy và chế tạo thành vỏ máy tính xách tay MacBook Air mới. Trước đó, công ty công nghệ Mỹ đã tiết lộ rằng coban thu hồi từ pin iPhone được tháo rời bởi robot tại các phòng thí nghiệm tái chế ở Texas sẽ được đưa vào pin iPhone mới.

Apple đang thử nghiệm các cách để phục hồi đất hiếm từ điện thoại của mình bằng robot, có thể loại bỏ các bộ phận nhỏ và tách chúng vào thùng thu gom để tổng hợp đủ nguyên liệu tái chế

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật