Vay 3 triệu lúc khó, Jack Ma vung 453 tỷ trả lại, lập học bổng tên ân nhân để tỏ lòng biết ơn

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Câu chuyện về lòng biết ơn của Jack Ma - ông chủ một tập đoàn thương mại điện tử có giá trị khoảng 460 tỷ USD - với ân nhân năm xưa đã khiến nhiều người đáng suy ngẫm. Thời khó, tỷ phú từng được giúp đỡ tiền và sau này ông đã có cách “trả nợ” vô cùng nhân văn, tốt đẹp.
Vay 3 triệu lúc khó, Jack Ma vung 453 tỷ trả lại, lập học bổng tên ân nhân để tỏ lòng biết ơn
Ảnh minh họa


Hình ảnh Jack Ma và người bạn David Morley bằng tuổi. (Ảnh: tintuconline)

Trong một lần chia sẻ về cuộc đời mình, Jack Ma đã thẳng thắn thừa nhận rằng ông đã từng được giúp đỡ vô điều kiện từ một người bạn ngoại quốc. Ngày khó khăn 2 bàn tay trắng ấy, nếu không có quý nhân này giúp đỡ, ông khó có thể đạt được thành công ngoạn mục như hôm nay. 39 năm trước, lúc này Jack Ma chỉ là một chàng trai trẻ, nuôi nhiều ý tưởng khởi nghiệp trong đầu nhưng 2 bàn tay trắng. Đây cũng là thời gian “đặt nền móng”, ông lao vào học tiếng Anh chăm chỉ, trở thành một thầy giáo dạy ngoại ngữ. Trong lần tình cờ, Jack Ma có cơ duyên gặp gỡ và kết bạn với David Morley - một du khách người Úc - tại Tây Hồ, Hàng Châu.

Xem Video: Sinh viên làm giàu: Tỷ Phú Jack Ma là người rất gần gũi và không kiểu cách (Triệu Vy chia sẻ)



Đôi bạn 16 tuổi này đã thường xuyên gặp gỡ để trò chuyện với nhau nhằm tăng khả năng nói tiếng Anh của Jack Ma. Cứ thế, họ dần trở nên thân thiết. Khi giới thiệu Jack Ma với gia đình của mình, bố của David - ông Ken Morley đã hào phóng, nhiệt tình giúp đỡ cậu thiếu niên nghèo số tiền 200 đô la Úc (khoảng 3,4 triệu đồng). Dù không phải số tiền quá lớn nhưng lại chính là nguồn trợ cấp duy nhất giúp Jack Ma chống chọi lại với cuộc sống khắc nghiệt.


(Ảnh: tintuconline)

5 năm sau, khi Jack Ma 21 tuổi đã có cơ hội đến thăm Úc và lưu trú trong nhà của người bạn thân suốt 1 tháng ròng. Chuyến đi này đã mở ra một thế giới mới, giúp Jack Ma có được những trải nghiệm mới, đồng thời thay đổi tư duy của cậu thanh niên này. Chàng sinh viên thời ấy càng hừng hức ý chí khởi nghiệp, tự tay gầy dựng công ty cho riêng mình.


Năm 2004, lúc công ty của Jack Ma đang làm ăn phát triển, thuận lợi thì cũng là lúc người bạn thân thiết - Ken Morley qua đời. Trong nhiều bài phát biểu sau này, Jack Ma luôn dành những lời yêu thương, đầy biết ơn để nhắc nhớ về ân nhân đã giúp mình lúc khó khăn. Từ khoảnh khắc nhận những đồng tiền trợ cấp dù ít ỏi của gia đình Ken Morley cho mình, Jack Ma đã luôn mong muốn được trở thành một người giống như Ken Morley. Ông quyết tâm, một ngày thành công, có đủ khả năng ắt sẽ quay lại giúp đỡ và ủng hộ những người trẻ mà ông gặp trên đường. Một hành động đẹp đã được lan truyền như hiệu ứng domino, cứ người này giúp người kia và khi chịu ơn, họ sẽ tiếp tục đi giúp người khác.


Jack Ma và vị ân nhân, đó như là "người bố", người bạn, người thầy dạy ông nhiều điều. (Ảnh: tintuconline)

Để báo đáp ân nhân, Jack Ma đã bỏ tiền túi của mình lập nên quỹ học bổng mang tên Ma & Morley Scholarship Program tại trường đại học ở Úc. Với số tiền 26 triệu đô la Úc (khoảng 452,8 tỷ đồng), quỹ học bổng này sẽ giúp đỡ những người trẻ muốn khám phá, trải nghiệm và tư duy về thế giới, đồng thời truyền cảm hứng cho những nhà lãnh đạo trẻ trong tương lai.


Cách báo đáp ân nhân của Jack Ma vô cùng độc đáo và lan tỏa giá trị tốt đẹp cho đời bằng cách giúp đỡ người khác, đặc biệt là những thanh niên. Bởi hơn ai hết, chính Jack Ma là người thấm thía và đồng cảm với những bạn trẻ có nhiệt huyết, ý tưởng khi 2 bàn tay trắng không xu dính túi. Cùng lấy tên của ân nhân đặt cho quỹ học bổng cũng là lời vinh danh, cảm ơn vì số tiền năm xưa đã giúp ông qua cơn đói nghèo.


Hành động của Jack Ma còn mang ý nghĩa nối tiếp, người sau tiếp tục giúp đỡ những người sau nữa. Ông từng chịu ơn của một người và sau này thành công đã giúp đỡ nhiều người khác, cũng chính trong những người chịu ơn của Jack Ma sẽ lại giúp những người khác. Nối dài và lan rộng những điều tốt đẹp, ý nghĩa cho đời.


Jack Ma thân thiết cùng gia đình ân nhân. (Ảnh: tintuconline)

"Hãy giữ một trái tim biết ơn. Khi bạn học được cách biết ơn với mọi người, mọi chuyện xung quanh thì bạn cũng đã học được cách thành công rồi đấy". Một doanh nhân đã từng phát biểu như thế. Ngẫm lại, dân gian cũng dạy nhau, “uống nước nhớ nguồn” bởi đó là cách hành xử đạo đức, sống biết trước sau ở đời. Bản thân chúng ta chắc chắn đều chịu sự giúp đỡ, nhận được ơn từ nhiều người xung quanh. Dù ít ỏi hay nhiều nhặn thì tất cả đều đáng quý và sống không thể phụ lòng, “cạch mặt” người từng giúp mình.


(Ảnh: doisongphapluat)

Sâu xa, biết ơn còn là cách sống sòng phẳng, có nợ có trả. Đặc biệt, khi chịu ơn người khác thì không chỉ nợ vật chất, đó còn là nợ ân tình. Được người tốt chìa tay giúp đỡ và phải nhắc bản thân luôn đền đáp lại cho đời. Cứ nhìn vào những tỷ phú, họ giàu họ thành công nhưng lúc nào cũng tự nhắc bản thân không thể quay lưng với ân nhân thời khốn khó. Sống biết trước sau, ắt giàu có, còn kẻ bội bạc ăn cháo đá bát hẳn có ngày điêu tàn.


Câu chuyện về doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ khắc cốt ghi tâm vị ân nhân từng giúp mình 200 triệu trong ngày đầu khởi nghiệp. Sau này, khi đã thành công, ông Vũ đều đặn vẫn trả 25 triệu/tháng cho vị ân nhân đó. 23 năm qua, số tiền ông Vũ “trả nợ” đã lên đến gần 7 tỷ nhưng nhờ 200 triệu năm xưa mà “ông vua cà phê” mới có cơ nghiệp như hôm nay.

Quan niệm và lối sống của những người thành công, giàu có rất đáng để học hỏi bởi không phải ngẫu nhiên họ phất lên. Ngoài tài năng, trí óc và tầm nhìn hơn người, những người giàu có chân chính còn có lối sống biết ơn ân nhân từng giúp mình và không nề hà giúp lại cho nhiều người khó khăn như mình năm xưa. Sống có đức, mặc sức mà ăn, các cụ nhà mình cũng dạy rồi đấy!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật