Vợ quyết định ly hôn vì đón Tết bên chồng phải phục vụ 14 người: Dứt áo ra đi Dọn về bố mẹ đẻ

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phụ nữ đón Tết bên chồng gần như là nỗi ám ảnh của nhiều người đã kết hôn. Vấn đề này tưởng cũ nhưng hóa ra vẫn luôn nhức nhối, cứ mỗi dịp đầu năm là lại nan giải chưa tìm ra lời đáp.
Vợ quyết định ly hôn vì đón Tết bên chồng phải phục vụ 14 người: Dứt áo ra đi Dọn về bố mẹ đẻ
Ảnh minh họa

Mới đây một chia sẻ từ chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình được đăng tải đã lần nữa dấy lên làn sóng tranh cãi quanh chuyện phụ nữ đón Tết bên chồng và đưa ra những câu chuyện khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Phiên tòa giả định với chủ đề ly hôn

//

Đáng chú ý là chuyện gia này đã kể lại câu chuyện người vợ ly hôn vì nhất định không về nhà chồng ăn Tết. Cô vợ quá ám ảnh, đến mức tức nước vỡ bờ vì cảnh về “ăn Tết” mà ai “ăn” chẳng biết, riêng cô phải nai lưng phục dịch, chăm lo cho cả nhà 14 người. “Nghĩ đến cảnh phải phục vụ 14 người ở nhà anh mà tôi phát ốm”, người vợ thẳng thừng cho biết.


(Ảnh: new.qq)


Kiên quyết từ chối mong muốn của người chồng về đón Tết bên nội, người vợ thà chọn ly hôn và về nhà bố mẹ ruột để đón năm mới hơn là đi làm “ô sin” nhà chồng. Kết thúc của câu chuyện này không được tốt cho lắm vì cả hai không tìm ra tiếng nói và đành ly hôn như thỏa thuận ban đầu. Vì tranh cãi đón Tết nhà nội hay nhà ngoại mà vợ chồng quyết định đường ai nấy đi, tưởng chuyện khó tin nhưng hóa ra lại thật. Điều này cũng phản ánh một chuyện: đón Tết ở đâu cũng rất quan trọng và là câu chuyện nhức nhối hằng năm xuân về Tết đến.


Thực tế có nhiều phụ nữ phải sống trong cảnh chịu đựng nhiều năm ròng, ngày Tết tưởng chừng thảnh thơi nghỉ ngơi sau cả năm dài làm việc, ai ngờ về nhà chồng phải nai lưng nấu nướng, lau dọn. kinh khủng nhất là cảnh tượng cánh đàn ông đàn đúm, ngồi khề khà bia rượu, còn phía chị em phải đổ mồ hôi nấu nướng, rửa dọn. Tết lúc này là cực hình chứ chẳng đùa. Hay có nhiều nhà giữ mọi lễ nghi truyền thống, đón Tết là mẹ chồng bắt con dâu phụ đi chợ, nấu nướng đến khờ người vẫn không được nghỉ.


Nói thế để thấy, người vợ thà chọn ly hôn còn hơn cảnh phục dịch 14 người phía nhà chồng ở câu chuyện trên hoàn toàn có nỗi khổ tâm. Ai cũng muốn nghỉ ngơi, ai cũng muốn vui vẻ thì cớ gì phải đẩy phụ nữ, nhất là những nàng dâu mới, vào cảnh muốn khóc nghẹn ngày Tết? Phải tức nước vỡ bờ, ấm ức đến nỗi không được chia sẻ, thấu hiểu mới khiến người phụ nữ trên chọn cách giải thoát cho mình. Thà về nhà bố mẹ đẻ, còn hơn cảnh làm “ô sin” nhà người trong cái mác “con dâu”.


(Ảnh; new.qq)


Bi hài chuyện mẹ chồng xúi con dâu đón Tết nhà ngoại vì ngại phục vụ

Nhưng cuộc sống vốn dĩ như kính vạn hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nếu như người vợ ở câu chuyện trên bị dồn ép đến mức bỏ chồng để thảnh thơi ngày Tết thì vị chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình cũng chia sẻ một trường hợp hiếm có khi mẹ chồng phải phục vụ dâu con đến mức ám ảnh, xúi con đừng về nhà ăn Tết.


Bà Lưu năm nay đã 50 tuổi và có 3 đứa con, 1 đứa con gái, 2 đứa con trai. Đứa con gái út đã kết hôn. Năm mới Tết đến, con gái ở xa phải về nhà chồng nên họ ít gặp nhau. Hai con trai còn lại đã lập gia đình, con trai cả kết hôn nhưng ở xa, cách nhà 50 - 60km. Con trai thứ hai thì cưới vợ nước ngoài, nên có phong cách sống khác.


(Ảnh: new.qq)


Mỗi năm Tết đến, anh đưa vợ về nhà nhưng lại không giao tiếp được gì vì bất đồng ngôn ngữ, cả hai vợ chồng đều cảm thấy lạc lõng trong gia đình. Bà Lưu nói rằng, tưởng đâu mình được tận hưởng cuộc sống gia đình hạnh phúc vui vẻ nhất xóm nhưng hóa ra không phải vì Tết đến là một tay vào bếp lăn xả cả ngày. Thông thường gia đình chỉ có hai vợ chồng ở nhà, ăn uống rất đơn giản, mọi việc cũng không quá cầu kỳ nhưng sau khi con trai, con dâu cùng cháu nội về nhà, gia đình cũng trở nên náo nhiệt hơn rồi nấu nướng cũng phải linh đình, ngày 3 bữa.


Bà Lưu mỗi ngày đều dậy như thường lệ, bắt đầu nấu nước làm cơm nhưng khi các con về nhà, bà làm gì cũng đều lo lắng. Có lúc bà sợ làm không đúng khẩu vị với các con thì chúng sẽ không ăn. Hay làm cơm xong, mà chúng vẫn chưa dậy nên phải gọi nhiều lần. Đến khi tất cả đều dậ‌y th‌ì cơm canh đã nguội lạnh. Người cuối cùng ăn xong thì cũng gần 11 giờ. Bữa sáng vừa kết thúc thì bữa trưa đã tới. Ngày cứ thể trôi qua, bà nói rằng không sợ phải vất vả nhưng sợ vì không thể phục vụ tốt, sợ các con không hài lòng.


Tưởng chừng niềm vui đón con cháu về nhà đón Tết nhưng sau thời gian mệt mỏi, đau đầu, bà đã khóc ấm ức và cảm thấy có gì đó rất sai. Rõ ràng là rất muốn các con về nhà đoàn tụ, nếu không về thì sẽ cảm thấy buồn nhưng khi chúng về rồi, bà lại cảm thấy không chăm sóc tốt cho chúng và mệt mỏi với công việc bếp núc, phục vụ từ con trai đến con dâu, cháu nội mà không được ai chia sẻ, thấu hiểu.


Bởi vậy năm nay bà Lưu đã quyết định làm khác đi. Bà nghe nói hiện nay có rất nhiều con dâu không muốn về quê chồng ăn tết nên bà cũng đánh liều gọi điện thoại cho con trai và nói rằng bà không muốn con dâu về nhà, con dâu cứ việc về nhà mẹ ruột.


Cả năm quay cuồng với mớ lo toan đã phờ người, cuối năm là thời điểm nhiều phụ nữ mệt não với câu hỏi “năm nay đón Tết nhà nào”. Suy cho cùng, bất kể là đón năm mới ở đâu, quan trọng là phải hạnh phúc, vui vẻ, cảm giác thân tình và được chia sẻ, thấu hiểu. Nếu cả hai bên đều muốn tận hưởng nhưng không muốn cho đi thì họ sẽ mệt mỏi và từ từ sẽ buông bỏ như câu chuyện người phụ nữ chọn ly hôn vì ám ảnh cảnh đón Tết nhà chồng ở trên. Phụ nữ cũng muốn vui vẻ, muốn nghỉ ngơi bởi thế rất cần sự thấu hiểu, chia sẻ từ đàn ông trong nhà. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật