Con người có nguy cơ sống trong một thế giới trống rỗng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thông tin từ Liên Hợp Quốc đánh giá rằng, nếu không sớm có các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt của động vật hoang dã thì con người có nguy cơ sống trong một “thế giới trống rỗng“.
Con người có nguy cơ sống trong một thế giới trống rỗng
Ảnh minh họa

Elizabeth Maruma Mrema, người đứng đầu bộ phận kiểm soát đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, cho biết loài người sẽ "từ bỏ hành tinh" nếu các nhà lãnh đạo thế giới không thể đạt được thỏa thuận trong năm nay để ngăn chặn sự tuyệt chủng hàng loạt của động vật hoang dã.

Một báo cáo trước đây của Liên Hợp Quốc từng cho thấy một trong tám loài trên Trái đất có nguy cơ bị tuyệt chủng do các hoạt động của con người. Sự mất mát động vật hoang dã trên diện rộng này sẽ gây ra hậu quả "thảm khốc" cho xã hội, Mrema cảnh báo.

"Cuộc sống của người dân phụ thuộc vào đa dạng sinh học theo những cách không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc được đánh giá cao. Sức khỏe của con người cuối cùng phụ thuộc vào các dịch vụ của hệ sinh thai như sự sẵn có của nước ngọt, nhiên liệu, nguồn thực phẩm. Tất cả những điều này là điều kiện tiên quyết cho sức khỏe và sinh kế của con người”, Mrema phát biểu trước Diễn đàn kinh tế thế giới Davos ở Thụy Sĩ.

Mất các loài thực vật và động vật sẽ là một chủ đề thảo luận chính và được nhấn mạnh là nguy cơ lớn hơn đối với hành tinh của chúng ta so với các bệnh truyền nhiễm và các cuộc tấn công khủ‌ng b‌ố.

Các nhà khoa học có rất nhiều bằng chứng cho thấy khí hậu Trái đất đang thay đổi nhanh chóng do hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các vấn đề như nóng lên toàn cầu, nguy cơ lũ lụt, hạn hán và sóng nhiệt thường xuyên hơn.

Các đại dương đã ấm lên, băng cực và sông băng đang tan chảy, mực nước biển dâng cao và chúng ta đang chứng kiến nhiều sự kiện thời tiết khắc nghiệt hơn.

Vào năm 2015, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ký một thỏa thuận gọi là Thỏa thuận Paris, đưa ra những cách mà họ có thể giải quyết biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, các số liệu cho thấy tốc độ tuyệt chủng loài đang tăng tốc. Nó dẫn đến cảnh báo rằng nhân loại đang thúc đẩy sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu trong lịch sử Trái đất.

Mrema cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cam kết hành động cụ thể để ngăn chặn nạn phá rừng, ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật