Tham vọng vũ trụ Mỹ vẫn gọi tên Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các bộ phận trên tàu vũ trụ có người lái CST-100 Starliner của Boeing được mua từ công ty Nga.
Tham vọng vũ trụ Mỹ vẫn gọi tên Nga
Tàu vũ trụ CST-100 Starliner của Boeing. Ảnh: Boeing

RT mới đây thông tin, một công ty tư nhân có trụ sở tại thành phố Voronezh của Nga đã cung cấp các thiết bị của tàu vũ trụ Starliner của Boeing- một tham vọng của người Mỹ đưa vào vũ trụ trên đất Mỹ, bằng tàu vũ trụ Mỹ.

Boeing cho hay, "Starliner đã sử dụng Bộ chuyển đổi năng lượng được cung cấp bởi công ty Zao Orbita ở Voronezh, Nga. Nó cho phép chúng tôi chuyển điện từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sang Starliner khi cập cảng".

Boeing khẳng định các giao dịch của họ với công ty Nga là hoàn toàn tuân thủ Chương trình phi hành đoàn thương mại của Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA).

Công ty cho biết thêm rằng, việc lựa chọn xuất xứ của thành phần này được dựa trên minh chứng đã được đảm bảo về nhiệm vụ và độ tin cậy đã được đảm bảo trong nhiều năm. Bộ phận này đã được sử dụng trong 20 năm trên ISS.

Do Starliner có kích thước khác với các tàu vũ trụ Nga, Boeing đã đặt hàng bộ phận này với kích thước và khối lượng nhỏ hơn để tương ứng với Starliner.

Thông báo của Boeing được phát đi chưa đầy một ngày sau khi người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) là ông Dmitry Rogozin tiết lộ rằng một công ty tư nhân ở Voronezh sản xuất một số đơn vị cho hệ thống hạ cánh của tàu vũ trụ Mỹ.

Ông Rogozin không nói tên công ty Mỹ cũng như công ty của Nga đã thực hiện các giao dịch với nhau. Lãnh đạo Roscosmos cho biết, ông nói điều này ra chỉ bởi ngạc nhiên khi công ty ở Voronezh đang sản xuất các bộ phận cho Boeing.

Boeing đã mất cả thập kỷ để phát triển CST-100 Starliner cho những chuyến bay có người lái. NASA yêu cầu công ty thiết kế tàu vũ trụ có thể đưa phi hành gia lên trạm ISS với kinh phí 4,2 tỷ USD vào năm 2014. Theo dự kiến ban đầu, con tàu sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động năm 2017 nhưng trải qua nhiều lần trì hoãn và trục trặc.

Sau nhiều trì hoãn đến tháng 12/2019, tàu vũ trụ Starliner của Boeing đã được thử nghiệm kết nối với Trạm ISS. Tuy nhiên, Starliner đã bỏ lỡ cơ hội ghép nối với trạm Vũ trụ Quốc tế sau khi bay chệch đường.

Tàu Starliner cất cánh thành công từ bệ phóng, nhưng sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, con tàu không bay đúng lộ trình tới trạm ISS.

Nhà chức trách cho biết nguyên nhân đồng hồ hẹn giờ trên tàu bị trễ, kéo khiến tàu không khai hỏa động cơ đúng lúc và bay chệch đường.

Tàu vũ trụ Starliner của Boeing hạ cánh nhẹ nhàng xuống sa mạc ở bang New Mexico vào sáng sớm ngày 22/12/2019. Ảnh: NASA.

Phương tiện cũng bị mất liên lạc với chuyên viên kiểm soát chuyến bay trong 8 phút quan trọng. Khi thiết lập lại kênh liên lạc, con tàu đã đốt quá nhiều nhiên liệu cần thiết để đáp xuống trạm ISS. Bộ phận kiểm soát chuyến bay kết luận Starliner không thể ghép nối với trạm ISS do nhiệm vụ này đòi hỏi tàu phải duy trì độ chính xác cao khi tiếp cận phòng thí nghiệm bay quanh quỹ đạo ở tốc độ hơn 27.359 km/h.

Cuối cùng Boeing quyết định điều khiển tàu Starliner trở lại Trái Đất.

Boeing và NASA sẽ dành vài tuần hoặc vài tháng tiếp theo để xem xét dữ liệu mà Starliner mang về. Dữ liệu sẽ bao gồm thông tin thu được từ hình nộm thử nghiệm mang tên Rosie gắn trên Starliner với hàng chục cảm biến để đo lực gia tốc mà các phi hành gia tương lai có thể trải qua. Boeing và NASA cho biết họ cũng cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân dẫn tới sự cố sau khi cất cánh của Starliner. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật