Trái đất bớt ‘run rẩy’ nhờ con người cách ly xã hội chống dịch Covid-19

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ khi nhiều nước hạn chế người dân ra đường và phần lớn hoạt động sản xuất, kinh doanh ngừng lại vì lệnh phong tỏa chống Covid-19 thì tiếng động địa chấn, tức là âm thanh phát ra từ sự di chuyển của vỏ Trái đất, đã giảm hẳn.
Trái đất bớt ‘run rẩy’ nhờ con người cách ly xã hội chống dịch Covid-19
Hậu quả sau một trận động đất ở Nepal Reuters

Những rung động do nhà máy, xe cộ và sinh hoạt thường nhật của con người gây ra đã tạo âm thanh nền khiến vỏ Trái đất di chuyển gây ra các sóng địa chấn. Điều này được ghi nhận bởi hàng ngàn thiết bị đo sóng địa chấn được cài đặt đắp khắp thế giới.

Nhà địa chấn học Thomas Lecocq của Đài quan sát hoàng gia ở Bỉ vừa phát hiện tiếng động địa chấn đã giảm từ 30 – 50% ở Brussels kể từ giữa tháng trước, trùng vào thời điểm nước này đóng cửa trường học và hoạt động kinh doanh để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan.

Các đồng nghiệp của ông ở những nơi khác cũng ghi nhận hiện tượng tương tự.

Đường phố Ahmedabad (Ấn Độ) vắng bóng xe cộ trong giai đoạn phong tỏa chống Covid-19

Tiến sĩ Paula Koelemeijer, nhà địa chấn học London, cho hay các trạm đo đạc ở thủ đô Anh cũng thu được tín hiệu yếu ớt hơn hẳn từ hồi tháng trước, ngay sau khi lệnh phong tỏa chống Covid-19 bắt đầu.

Các nhà nghiên cứu cho biết sự thay đổi trên không những giúp giới khoa học dễ dàng bắt được các tín hiệu động đất hơn trước, mà còn mang đến bài học quý giá cho nhân loại về môi trường.

Theo tiến sĩ Lecocq, khi mọi người nghĩ rằng họ đang phải ở nhà trong cô đơn, thì thật ra tất cả đang cùng nhau tạo nên điều lớn lao cho “môi trường địa chấn”.

Dãy Himalaya lần đầu tiên lộ diện trước tầm nhìn ở khoảng cách 200 km

“Lý do buộc chúng ta ở nhà thật đáng sợ, nhưng trong tương lai, có lẽ không ít cá nhân sẽ thay đổi cách sống, chẳng hạn như tránh dùng ô tô đi làm một mình”, để mang đến lợi ích thiết thực cho môi trường xung quanh, theo nhà khoa học Bỉ.

Đồng thời, nhà địa chấn học Andy Frassetto ở Washington DC (Mỹ) nhận định nếu lệnh phong tỏa chống Covid-19 kéo dài nhiều tháng, các thiết bị đo đạc sẽ “nhạy” hơn trong việc phát hiện những địa điểm xảy ra dư chấn sau một trận động đất lớn, từ đó cải thiện công tác cảnh báo thiên tai, theo Tạp chí Nature.

Ngoài ra, hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy ô nhiễm không khí giảm hẳn nhờ hoạt động của con người giảm thiểu trong thời gian phong tỏa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật