Nuối tiếc lớn nhất của cựu Giám đốc kỹ thuật gốc Việt Uber

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù đã rời khỏi công ty từng gắn bó 7 năm, Thuan Pham vẫn suy nghĩ về số phận của Uber và lo ngại về một sự sụp đổ.
Nuối tiếc lớn nhất của cựu Giám đốc kỹ thuật gốc Việt Uber
Thuan Pham rời vị trí Giám đốc kỹ thuật của Uber vào tháng 4 vừa qua. Ảnh: Bloomberg.

Kể về quá trình làm việc 7 năm của mình tại Uber, ông Thuan Pham cho rằng có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là khi ông cùng Uber phát triển từ một dịch vụ mới mẻ ổ hàng chục thành phố thành ứng dụng phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Giai đoạn thứ hai là một loạt scandal liên quan đến nhà sáng lập Travis Kalanick vào năm 2017, và giai đoạn thứ ba là hỗ trợ người kế nhiệm ông Kalanick đưa Uber qua IPO với hàng loạt mâu thuẫn.

Những mâu thuẫn cuối cùng cũng chấm dứt vào tháng 4 vừa qua, khi ông rời khỏi Uber giữa thời điểm công ty cũng đang khủng hoảng vì dịch Covid-19.

Trong bài phỏng vấn đầu tiên kể từ khi ra đi, Thuan Pham mô tả những "vết sẹo chiến đấu" vẫn còn tồn tại từ quá trình làm việc tại Uber. Quyết định ở lại sau khi Kalanick ra đi đã đem tới một mối mâu thuẫn lớn giữa hai cựu lãnh đạo Uber và vẫn còn tới tận bây giờ.

"Tôi bị hậu chấn tâm lý nhẹ"

"Đó thực sự là một gánh nặng. Tôi giờ đây đang bị hậu chấn tâm lý nhẹ", Thuan Pham nói về sự căng thẳng khi ông còn làm việc tại Uber, ứng dụng phục vụ khoảng 18 triệu chuyến xe mỗi ngày trước đại dịch.

Không được chủ động như Thuận, khoảng 6.700 nhân viên của Uber đã bị sa thải vào tháng trước. Ông cũng chỉ có thể thông báo với nhân viên về quyết định sa thải 1 tuần trước khi quyết định. Uber, giống như phần còn lại của ngành dịch vụ du lịch, đã bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19. Hàng triệu tài xế Uber đang bị ảnh hưởng thu nhập, trừ mảng giao đồ ăn. Việc mua lại công ty đối thủ Grubhub, theo Thuận, sẽ là chìa khóa để thành công.

Câu chuyện thành công của Thuan Pham giống như một chuyện cổ tích ở Thung lũng Silicon. Gia đình ông tới bang Maryland, Mỹ vào năm 1979. Ông dành cả cấp 2 để học tiếng Anh, và tới cấp 3 thì khám phá ra máy tính. Tính dứt khoát của những dòng mã đã thu hút ông.

"Sau khi code xong, tôi không bao giờ phải làm lại", cựu Giám đốc kỹ thuật Uber chia sẻ.

Thuan Pham từng nhiều lần về Việt Nam và chia sẻ các bài học khởi nghiệp. Ảnh: Việt Hùng.

Tốt nghiệp trung học, Thuan Pham được nhận vào công việc lập trình tại Bộ Thương mại Mỹ. Sau đó, ông theo học tại MIT, và khi xong cao học ngay lập tức tới California để gia nhập HP. Từ đây, ông trải qua nhiều công việc tại Silicon Graphics, DoubleClick và VMware Inc. trước khi quen biết Kalanick.

Khi Thuan gia nhập Uber năm 2013, công ty này thực hiện khoảng 30.000 chuyến xe mỗi ngày. Số lượng này đang vượt quá khả năng đáp ứng của công nghệ, khiến hệ thống liên tục sập. Công việc đầu tiên của ông là tạo ra một nền tảng mới, và có thể hoạt động tại Trung Quốc. Kalanick giao hạn 2 tháng cho vị giám đốc kỹ thuật.

Nhóm của ông làm việc 80-100 giờ mỗi tuần để thiết lập máy chủ tại Trung Quốc đáp ứng được luật pháp tại đây, đồng thời liên tục nhận thêm sức ép từ vị CEO.

"Travis luôn đơn giản hóa mọi thứ. Anh ấy thường nói kiểu ’sao các anh làm lâu thế, tôi có thể tới siêu thị và mua vài nghìn cỗ máy, chở máy bay tới đây là xong’", Thuận mô tả lại tính thiếu kiên nhẫn của nhà đồng sáng lập Uber.

Khi khai trương dịch vụ tại Trung Quốc, Travis Kalanick đã lựa chọn Thành Đô, một trong những thành phố nhộn nhịp và đông khách hàng nhất. Theo Thuan, đó là một trong những điểm tuyệt vời của CEO Uber.

"Người thường, như anh và tôi, sẽ nhắm tới hoàn thành những mục tiêu nhỏ trước. Kalanick thì muốn chinh phục thành phố lớn nhất. Sau khi làm được, những kỹ sư cảm thấy tự tin hơn, bởi nếu đã chinh phục được Thành Đô, chúng tôi có thể chinh phục mọi thành phố khác của Trung Quốc", Thuan Pham chia sẻ.

Khó khăn chồng chất

Tới năm 2017, Uber bắt đầu đối mặt với hàng loạt scandal. Thuan Pham thừa nhận ông đã không hề biết vô số scandal khiến cho hình ảnh của Uber xấu đi và mang lại những rắc rối pháp lý. Ví dụ, ông không hề biết về hệ thống Greyball, vốn cho phép xác định những hành khách mà Uber nghi ngờ là công chức hành pháp và từ chối nhận họ. Nhưng nó vẫn được cài đặt mà không có sự đồng ý của ông .

"Tôi đã không biết gì cho tới khi đọc báo", ông kể lại.

Khi đọc chia sẻ của một nữ kỹ sư dưới quyền, cô Susan Fowler về việc bị lạ‌m dụn‌g tìn‌ּh dụ‌ּc tại công ty, Thuan Pham cho biết ông đã sốc và mất tinh thần. Fowler cho biết đã báo cáo chuyện này tới Thuan Pham, nhưng sau đó hội đồng quản trị của Uber cho rằng ông không có lỗi. Tuy nhiên, CEO Kalanick thì không được may mắn như vậy, bởi những bê bối của ông quá lớn khiến ông không thể tiếp tục gắn bó với Uber.

Với quyết định ở lại Uber sau khi nhà sáng lập Travis Kalanick đã rời đi, Thuan nói ông bị đánh giá là "kẻ phản bội". Ảnh: Bloomberg.

Thuan Pham khá thân với Kalanick, do vậy ông đã cân nhắc việc rời khỏi Uber cùng lúc với vị CEO. Tuy nhiên, cuối cùng thì ông chọn ở lại để ổn định công ty.

"Đối với bản thân tôi, có lẽ rời đi và để mọi người tự lo đống lộn xộn sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên Uber còn nhiều giá trị hơn là Kalanick. Đó là mồ hôi và máu của hàng nghìn người. Tôi không muốn nó sụp đổ như Enron", Thuận chia sẻ.

Với quyết định đó, ông đã "phản bội" lại vị lãnh đạo cũ. Kể từ đó, Thuận và Kalanick gần như không nói chuyện.

"Tôi nghĩ ông ấy vẫn còn đau", Thuan Pham nhận xét.

Giai đoạn thứ ba của Thuận là đồng hành cùng CEO Dara Khosrowshahi từ năm 2017. Thuận quyết định giúp ông chuẩn bị cho một vụ IPO thành công. Tuy nhiên, vụ IPO của Uber năm 2019 là một trong những sự kiện thất bại nhất. Đến nay, giá cổ phiếu của Uber vẫn đang thấp hơn nhiều so với giá chào bán ban đầu. Tuy nhiên, Thuan cho biết ông vẫn tin tưởng vào Uber trong tương lai xa hơn.

Kế hoạch duy nhất mà Thuan phản đối là xe tự lái. Ông đã thúc giục CEO Khosrowshahi hủy dự án này và hợp tác với những công ty có tiềm lực kỹ thuật tốt hơn, giống như cách Google hợp tác với những nhà sản xuất điện thoại để đưa hệ điều hành Android lên smartphone. Trong lĩnh vực xe tự lái, công ty "anh em" Waymo của Google cũng đang là người dẫn đầu.

"Nếu hoạt động đơn lẻ, sẽ chẳng công ty nào có thể cạnh tranh với Waymo", Thuan Pham thẳng thắn.

Sau Uber, Thuan Pham cho biết ông sẽ dành thời gian để giúp đỡ nhiều nhà khởi nghiệp. Ảnh: Getty.

Nói về cuộc sống sau Uber, Thuan cho biết ông sẽ dành thời gian chơi guitar, thỉnh thoảng sẽ đi dạy tại đại học và làm người hướng dẫn cho các doanh nghiệp trẻ. Ở tuổi 53, ông không vội vã tìm kiếm công việc tại một startup khác.

"Bây giờ tôi chỉ còn có thể làm tại thêm một công ty như Uber nữa. Sẽ hiệu quả hơn nếu tôi dành thời gian để giúp đỡ năm công ty khác giống như Uber", Thuan Pham chia sẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật