Mỹ điều tra nghi vấn TikTok vi phạm cam kết bảo vệ trẻ em

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra nghi vấn ứng dụng phổ biến TikTok (Trung Quốc) vi phạm thỏa thuận 2019 về bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, Reuters dẫn 2 nguồn tin mật cho biết hôm 8-7.
Mỹ điều tra nghi vấn TikTok vi phạm cam kết bảo vệ trẻ em
Mỹ nghi ngờ TikTok chia sẻ thông tin người dùng cho chính phủ Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nguồn tin mật từ một nhóm chính sách công nghệ ở bang Massachusetts và một nguồn tin mật khác cho biết họ đã tham dự vào 2 cuộc gọi hội nghị riêng biệt với giới chức FTC, cũng như giới chức Bộ Tư pháp Mỹ để thảo luận về cáo buộc TikTok vi phạm thỏa thuận được công bố vào tháng 2-2019.

Động thái này là trở ngại mới nhất cho ứng dụng nêu trên, vốn phổ biến với thanh thiếu niên. TikTok trước đó đã bị nhiều cơ quan chính phủ xem xét, trong đó có Ủy ban Đầu tư Nước ngoài ở Mỹ.

Trước đó, vào tháng 5, Trung tâm Dân chủ Kỹ thuật số (CDD), Chiến dịch vì trẻ em không thương mại (CCFC) cùng nhiều tổ chức khác đã yêu cầu FTC điều tra nghi vấn TikTok không xóa video và thông tin cá nhân của những người dùng tuổi 13 hoặc nhỏ hơn, cùng những vi phạm khác.

Một người phát ngôn của TikTok khẳng định họ luôn "xem xét vấn đề an toàn của mọi người dùng một cách nghiêm túc", nói thêm rằng tại Mỹ họ "cung cấp cho những người dùng dưới 13 tuổi một trải nghiệm sử dụng ứng dụng hạn chế, với các biện pháp bảo vệ an toàn và riêng tư bổ sung đặc biệt dành cho người dùng trẻ tuổi".

Ngoại trưởng Mỹ hôm 6-7 tuyên bố Mỹ đang xem xét khả năng cấm TikTok vì lo ngại an ninh quốc gia, nói rằng ứng dụng này chia sẻ thông tin người dùng cho chính phủ Trung Quốc – một cáo buộc mà họ đã bác bỏ.

Một ngày sau, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định Washington sẽ "tiếp tục cứng rắn" với các thực thể Trung Quốc có thể đe dọa an ninh quốc gia, trong đó có TikTok.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Ảnh: Reuters

Trước đó, nhóm hacker lớn nhất thế giới đang kêu gọi mọi người xóa TikTok vì cho rằng mạng xã hội video này như mã độc là và công cụ gián điệp.

Lấy nhiều dữ liệu hơn Facebook, YouTube, Instagram hay bất kỳ ứng dụng nào mà bạn biết, đồng thời kêu gọi người dùng hãy gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi thiết bị.

‘Hãy xóa TikTok ngay bây giờ, nếu bạn biết ai đó đang sử dụng TikTok, hãy giải thích cho họ biết đó thực chất là phần mềm độc hại  phục vụ cho mục đích gián điệp’, Anonymous đăng tải trên trang Twitter của mình.

Anonymous kêu gọCi người dùng gỡ bỏ ứng dụng TikTok ra khỏi smartphone.

Ngoài đưa ra dòng thông báo bất ngờ, Anonymous còn trích dẫn bài đăng từ Bangorlol – một người được cho là kỹ sư viết trên diễn đàn Reddit ít ngày trước. Trong đó, anh này cho rằng đã phát hiện được những hành động lạ‌m dụn‌g thông tin cá nhân cũng như quyền riêng tư người dùng của TikTok.

Anonymous khuyên người dùng xóa TikTok ngay từ bây giờ. Ảnh: Forbes.

TikTok sẽ khai thác những thông tin đáng lo ngại, bao gồm thông tin về phần cứng smartphone, danh sách những ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị và đặc biệt TikTok có thể xác định được smartphone đã bị root (đối với Android) hay jailbreak (đối với iPhone) hay chưa. Việc biết được smartphone đã bị root hoặc jailbreak hay chưa có thể cho phép các tin tặc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để tấn công vào smartphone của người dùng.

‘TikTok là một dịch vụ thu thập dữ liệu được che giấu dưới vỏ bọc là một mạng xã hội. Họ đang sử dụng một API để lấy thông tin về bạn, danh bạ và cả thiết bị của bạn. Phần đáng sợ nhất là họ có thể định cấu hình từ xa, ngăn chặn gỡ lỗi ứng dụng. Vài đoạn mã trên Android cho phép tải xuống tệp zip từ xa, giải nén nó và thực thi. Một ứng dụng hợp pháp không có lý do gì cần đến một tính năng như vậy’, Bangorlol viết trên Reddit.

Tuy nhiên, anh nói đang cần thu thập thêm dữ liệu từ bạn bè và cộng sự để đưa ra bằng chứng thuyết phục.

Anonymous khuyên người dùng xóa TikTok ngay và luôn. Ảnh: Forbes.

Bangolor cho rằng có lý do chính đáng để một vài quốc gia cấm TikTok: ‘Đừng sử dụng nó nữa. Đừng để con cái bạn dùng nó. Nói với bạn bè xóa ngay ứng dụng này. Bạn có thể giải trí những nội dung tương tự ở những nền tảng khác mà không phải giao nộp thông tin của mình cho chính phủ Trung Quốc’.

Tuyên bố của Anonymous được đưa ra chỉ ít ngày sau khi chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm 59 ứng dụng đến từ Trung Quốc, bao gồm cả những ứng dụng phổ biến như TikTok, WeChat, UC Browser… với lý do những ứng dụng này ảnh hưởng đến chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ.

TikTok hiện vẫn chưa lên tiếng xác minh những cáo buộc này.

Nhóm hacker cho rằng mạng xã hội đến từ Trung Quốc sẽ ăn cắp dữ liệu của người dùng. Ảnh: Foreignplicy.

TikTok là nền tảng mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất của công ty Trung Quốc là ByteDance.

Ứng dụng hiện có hơn 800 triệu người dùng thường xuyên và cũng đang đứng đầu bảng về khả năng kiếm tiền, vượt qua Youtube trong tháng 4 với doanh thu khoảng 78 triệu USD. TikTok hiện được định giá trên 100 tỷ USD.

TikTok bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 4/2019. Đại diện nền tảng này cho biết họ đã xây dựng một đội ngũ đông đảo, làm việc xoay ca mỗi ngày với nhiều lớp kiểm duyệt nội dung khác nhau, trong đó có một lớp kiểm duyệt bằng máy và hai lớp kiểm duyệt thủ công.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật