Dùng đủ mọi tuyệt chiêu, kiến ba khoang vẫn “tấn công” sinh viên ở Sài Gòn: Nó chui vô đồ, leo lên cả giường n

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Kiến ba khoang xuất hiện” – cụm từ trở nên ám ảnh với hầu hết các bạn sinh viên đang sống tại làng đại học Quốc gia TP.HCM. Dù dùng đủ mọi biện pháp vẫn không thoát khỏi loài côn trùng đáng sợ này, nhiều bạn đã bị bỏng rộp, viêm da vì tiếp xúc dịch tiết của chúng.
Dùng đủ mọi tuyệt chiêu, kiến ba khoang vẫn “tấn công” sinh viên ở Sài Gòn: Nó chui vô đồ, leo lên cả giường n
Nhiều bạn sinh viên sống trong làng đại học Quốc gia TP.HCM lo sợ về sự tái xuất hiện của kiến ba khoang.

Nỗi ám ảnh gọi tên “kiến ba khoang”

Thời điểm Sài Gòn bước vào mùa mưa cũng là lúc kiến ba khoang xuất hiện nhiều hơn ở các khu dân cư, ký túc xá, đặc biệt là ban đêm. Được biết đến là loại côn trùng chứa độc tố Pederin gây tổn thương nghiêm trọng về da khi tiếp xúc trực tiếp, nhiều sinh viên cho biết dù rất cẩn trọng, nghĩ ra nhiều biện pháp vẫn không thoát khỏi sự đeo bám của kiến ba khoang.

Theo chia sẻ của các bạn sinh viên đang sinh sống tại KTX khu B – ĐHQG TP.HCM, kiến ba khoang thường trú ẩn ở các bụi rậm, bóng đèn, sau đó di chuyển đến giư‌ּờng chi‌ּếu, quần áo, khăn, mùng mền… Nếu không chú ý việc kiểm tra quần áo, khăn lau trước khi sử dụng thường bị kiến tấn công, để lại nhiều vết tích trên da gây đau rát.

Việc phải hứng chịu những cơn ngứa âm ỉ trên da khiến kiến ba khoang trở thành nỗi sợ hãi thường trực cho nhiều sinh viên, thậm chí nhiều bạn đã không dám ra đường, ngồi dưới những bóng cây, đèn đường vì sợ kiến ba khoang tấn công.

Loại côn trùng này đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực, chúng ẩn nấp tại các bụi rậm, bóng đèn, nơi phát sáng… (Ảnh: Hội những người ở khu B – ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM).

Ban đầu, khi tiếp xúc với dịch độc, da xuất hiện vết đỏ dài. 2 – 3 ngày sau vết thương sẽ bọc nước như bị bỏng, mưng mủ đến lở loét. Những vết thương gây ra cảm giác rát bỏng, đặc biệt ở những vùng da cần cử động như cổ, cánh tay, chân…

Vết bỏng do kiến ba khoang gây ra.

Đưa tay vào chỉ vết sưng mủ trên cổ, bạn Đậu Viết Sỹ, sinh viên Trường Đại học Kinh Tế – Luật chia sẻ: “Khi Sài Gòn vào mùa mưa, mình nghĩ ngay đến việc “một mùa kiến ba khoang” nữa lại đến. Dù đang vào mùa thi cuối kỳ nhưng các bạn ở đây ai cũng sợ liệu mình có “dính chưởng” kiến ba khoang không. Sợ lắm, vết thương bị kiến cắn sưng tấy, đau ngứa mà không gãi được, nó mọng nước nhìn rất khó chịu. Năm trước mình bị kiến làm bỏng hết cả mặt, đến mấy ngày liền mình không dám ra đường vì sưng ghê quá”.

Một nạn nhân của kiến ba khoang chia sẻ.

Một số sinh viên thậm chí phải nghỉ học vì độc của kiến ba khoang chi chít trên cổ, vai. “Dù không thấy dấu vết của kiến ba khoang ở đâu nhưng mình vẫn bị kiến cắn, lần này mình bị khá nặng vì dính ở mắt khiến việc nhắm mở mắt khá đau. Mình ở ký túc xá được 2 năm nên bị riết rồi quen luôn”, bạn Anh Đức, sinh viên Trường ĐHKHXH&NV dí dỏm chia sẻ.

Tung đủ tuyệt chiêu “diệt kiến” vẫn không hiệu quả

Tờ rơi, bảng hướng dẫn phòng tránh kiến ba khoang của KTX.

Trước tình hình kiến ba khoang tái xuất hiện vào mùa mưa, Ban Quản lý Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM đã phun thuốc, khử trùng, vệ sinh phòng ốc để hạn chế sự tồn tại của kiến ba khoang. Đồng thời, BQL cũng thường xuyên thông tin cảnh báo, yêu cầu sinh viên tích cực phòng ngừa như mắc màn khi ngủ, kiểm tra, giũ sạch quần áo, khăn lau trước khi sử dụng. Tuyệt đối không được chạm vào kiến ba khoang. Thế nhưng, kiến ba khoang vẫn “tung hoành” trong ký túc xá.

Quần áo đang phơi, khăn lau mặt là những địa điểm ẩn nấp quen thuộc của kiến ba khoang.

Bạn Hoàng Văn Chính, sinh viên năm 2 cho biết để sống chung với kiến ba khoang, bạn đã nghĩ ra rất nhiều biện pháp để phòng ngừa, nhưng cuối cùng vẫn không thoát khỏi sự đeo bám của loài côn trùng khó chịu này.

Dù kích thước nhỏ bé nhưng vết thương do côn trùng này gây ra lại rất lớn.

“Trước khi đi ngủ mình thường bật điện hành lang, sau đó đóng kín cửa. Có hôm thấy kiến thì mình lấy băng keo dán dính lại cho nó khỏi bò đi lung tung. Nhiều lúc, mình phải nhờ mấy bạn nữ mua sáp thơm có mùi sả về để cho kiến bớt vô. Thế mà kiến vẫn bò vô được. Cổ mình giờ sưng tấy lên đây này” – Chính nói.

Cũng giống như Chính, Như Lam (sinh viên Đại học KHTN) cho hay: “Mình đã chủ động tuân theo những yêu cầu của ký túc xá, đóng cửa phòng ngay khi bật đèn, chú ý cẩn thận vệ sinh phòng ở, kiếm tra quần áo khi mặc vậy mà vẫn bị dính chưởng. Kiến ba khoang xuất hiện mọi ngóc ngách, nhiều lúc còn leo lên giường mình ngủ. Có đêm, mình nơm nớp sợ đến không ngủ được”.

Nhiều bạn sinh viên phải bôi thuốc tím lên vết thương do kiến ba khoang gây ra.

Dù chỉ là côn trùng nhỏ bé nhưng kiến ba khoang có thể gây ra vết thương rất nặng. Để hạn chế những tổn thương, sinh viên cần ý thức chủ động hơn về phòng tránh, tuân thủ những quy định của ký túc xá.

Theo bệnh viện Da liễu TP.HCM, những ngày vừa qua, số lượng bệnh nhân đến khám vì viêm da tiếp xúc dị ứng do côn trùng (chủ yếu là kiến ba khoang) tăng đột biến, với 80 – 100 lượt/ngày. Trong khi đó những tháng trước hầu như không có ca nào.

Dù nghĩ ra nhiều cách diệt kiến ba khoang nhưng vẫn không thoát khỏi loại côn trùng này, vết thương chi chít trên tay của một bạn sinh viên.

Nếu phát hiện được kiến ba khoang ngay sau khi tiếp xúc, cần:

+ Loại bỏ côn trùng, không dùng tay trần để bắt, giết.

+ Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ.

+ Nếu vùng tổn thương xuất hiện mủ, dùng dung dịch Xanh methylen bôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng.

+ Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch, nên sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticosteroid bôi, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm giúp vết thương mau lành.

+ Vết thương do tiếp xúc dịch tiết của kiến ba khoang sẽ mất tầm một tuần đến 10 ngày là lành thương, ít để lại sẹo nhưng có vết thâm do tăng sắc tố sau viêm.

+ Nếu tổn thương lan rộng toàn thân hoặc diện tích tổn thương lan rộng ra thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật