Cậu bé 7 tuổi phải nhập viện vì lưỡi mắc kẹt trong cổ chai

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cậu bé 7 tuổi phải chịu sự đau đớn cho đến khi các bác sĩ tìm ra cách xử lý trường hợp này mà không cần gây mê cho bệnh nhân.
Cậu bé 7 tuổi phải nhập viện vì lưỡi mắc kẹt trong cổ chai
Ảnh minh họa

Xem Video: Cậu bé 7 tuổi phải nhập viện vì lưỡi mắc kẹt trong cổ chai

Livescience đưa tin vừa qua một trường hợp hy hữu xảy ra tại bệnh viện Auf der Bult Children (Hannover, Đức). nạn nhân 7 tuổi nhập viện hôm 31/10 trong tình trạng lưỡi mắc kẹt trong cổ chai nhiều ngày.

TS Christoph Eich (Khoa Gây mê của bệnh viện Auf der Bult Children) ngay lập tức tìm ra cách xử lý tình trạng này dựa trên phương pháp mở chai rượu vang không cần dụng cụ chuyên dụng. Theo TS Eich, phương pháp này là kỹ thuật đơn giản, hiệu quả và an toàn.

Tình trạng của cậu bé khi nhập viện. Ảnh: The European Journal of Anaesthesiology.

Trước khi tiến hành, các bác sĩ đã cho cậu bé uống thuốc an thần nhẹ. Sau đó, họ nhét một ống mỏng giữa lưỡi và cổ chai. Ống này có tác dụng giải phóng chân không giả định bên trong chai. Nhưng cách làm này chưa mang lại kết quả. TS Eich tiếp túc bơm không khí vào chai, nối ống thông với một số ống tiêm 20 ml rỗng. Sau vài lần bơm khí, lưỡi của cậu bé đã được giải thoát.

Do bị mắc kẹt trong chai nhiều ngày, lưỡi có dấu hiệu sưng, tím tái rõ rệt vì tổn thương mao mạch. Bé trai được uống thuốc giảm sưng và xuất viện 24 giờ sau đó. Theo các bác sĩ, lưỡi của bé sẽ trở lại bình thường sau hai tuần.

Do tổn thương mao mạch nên lưỡi sưng và tím tái. Ảnh: The European Journal of Anaesthesiology.

Theo mẹ của cậu bé, do em cố gắng liếm những giọt nước trái cây cuối cùng trong chai nên không may xảy ra tình trạng trên. Trước đó, người mẹ và bác sĩ khoa nhi thử cách vặn, kéo chai nhưng không mang lại hiệu quả. Trước đây, bác sĩ thường phải gây mê toàn thân cho bệnh nhân sau đó cắt bỏ chiếc chai.

Trường hợp này cảnh báo các phụ huynh nên chú ý tới con trong lúc ăn uống hoặc vui chơi. Đặc biệt, không nên t‌ּự x‌ּử lý hoặc để lâu nhằm tránh tổn thương đến trẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật