Ngôi làng khiến nhiều người đỏ mặt khi gọi tên

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người Đức muốn tới tham quan nhà của Morzat, người Nhật muốn tới nơi Hitler được sinh ra, còn người Anh chỉ thích tới làng fuc‌king.
Ngôi làng khiến nhiều người đỏ mặt khi gọi tên
Do phải lắp camera trên những tấm biển để đề phòng mất trộm, người dân trong làng cho biết họ đã chán ngấy cảnh ngày nào cũng nhìn thấy du khách xuất hiện trước mặt mình, khi họ chụp ảnh c

Khi nhà văn người Anh Jeremy Clarkson nói rằng anh muốn tới làng fuc‌king, nhiều người đã thốt lên: "Thật sao? Đùa à?". Nhưng với người dân Áo sống gần biên giới Đức, họ biết chắc chắn Clarkson hoàn toàn nghiêm túc. Vì anh đang nói sự thật.

*****là một ngôi làng nhỏ, nằm cách thành phố Salzburg khoảng 30 km và chỉ có khoảng 100 dân. Vì cách phát âm của ngôi làng đồng nghĩa với một từ "bậy" trong tiếng Anh, ngôi làng có từ thế kỷ 11 này từng gây bối rối, khó chịu cho nhiều du khách. Sự bối rối này được bắt đầu từ sau thế chiến thứ hai, khi lính Anh và Mỹ thường xuyên đến đây. Tuy nhiên, trên thực tế, tên của làng không mang nghĩa nhạ‌y cả‌m. Trong tiếng Đức cổ, nó mang nghĩa là "Ngôi làng của những người Fock", tên một nhóm người sống ở đây vào khoảng thế kỷ thứ 6.

Một hướng dẫn viên du lịch địa phương vui vẻ cho biết, người Đức muốn tới tham quan nhà của Mozart ở Salzburg, người Mỹ muốn xem nơi bộ phim Sound of Music được quay (nằm ở Đức, gần biên giới Áo). Người Nhật muốn tới thăm nơi sinh của Hitler ở Braunau. Nhưng người Anh, tất cả những gì họ muốn là ghé thăm ngôi làng này. Đó là lý do ngày nay, làng luôn là một địa điểm đặc biệt nổi tiếng với du khách đến từ xứ sở sương mù.

Augustina Lindlbauer, quản lý một nhà khách trong làng, cho biết nơi đây có hồ, rừng cây và khung cảnh tuyệt đẹp để mọi người chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, thứ thường xuyên bị du khách lấy trộm là biển hiệu ghi tên ngôi làng. Họ lấy về làm quà lưu niệm, và sau mỗi lần như thế, chính quyền lại phải bỏ ra 300 euro để làm biển mới. Người dân địa phương không mấy thích thú với điều này, vì tiền làm biển mới được lấy từ thuế củ họ.

Trước khi được lắp chắc chắn như ngày nay, biển hiệu ghi tên làng là món đồ được nhiều du khách thích lấy trộm nhất. Ảnh: Nguyễn Tất Thịnh.

Việc lấy trộm này ngày càng tồi tệ đến mức chính quyền đã phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, đổi tên ngôi làng. Tuy nhiên, phần lớn người dân đều bỏ phiếu chống. Người đứng đầu ngôi làng khi đó, Siegfried Hoppl, cuối cùng quyết định sẽ giữ nguyên tên ngôi làng, như những gì nó đã tồn tại hơn 800 năm, bất chấp việc dễ gây nhầm lẫn.

Chính vì tên làng không thay đổi, nên các vụ trộm tiếp tục gia tăng. Trong một đêm, từng có 4 biển hiệu ghi tên làng bị đánh cắp. Cuối cùng, vào năm 2005, mọi người phải làm các biển báo bằng thép, được gắn chắc vào các cột bê tông để chống trộm. Để "chắc chắn" hơn, người dân đã lắp camera quan sát trông chừng những tấm biển này.

Cảnh sát trưởng địa phương khi đó là Schmitzberger cho biết, họ không hề cảm thấy vui với những hành động này từ du khách. "Nghĩa của từ này có thể rất thú vị với người Anh, nhưng với chúng tôi, *****đơn giản chỉ là *****mà thôi".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật