Châu Âu trong vòng xoáy đợt dịch COVID-19 mới

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tình hình dịch COVID-19 tại châu Âu mỗi ngày một xấu đi khi đã có tới 250.000 người t‌ử von‌g, không những thế tốc độ lây lan với tốc độ rất nhanh khiến chính phủ các nước có chiều hướng siết chặt thêm các biện pháp ngăn chặn.
Châu Âu trong vòng xoáy đợt dịch COVID-19 mới
Người dân xuất hiện thưa thớt ở một quảng trường thuộc thành phố Brussels, Bỉ. Ảnh: AP.

Dù các biện pháp giới nghiêm sẽ gây ra không ít hệ lụy với đời sống, tuy nhiên đây dường như là giải pháp duy nhất để đói phó dịch bệnh.

Nhiều biện pháp mạnh được áp dụng

Ngày 24-10, Thủ hiến vùng Thủ đô Brussels Rudi Vervoort, Bỉ, đã có cuộc gặp với người đứng đầu 19 quận trên địa bàn để thảo luận đưa ra các biện pháp bổ sung, mạnh hơn những gì đã được Chính phủ nước này công bố trước đó một ngày, nhằm ngăn chặn sự lây lan virus SARS-CoV-2.

Bắt đầu từ ngày 26-10 đến 19-11, vùng Thủ đô Brussels sẽ áp dụng lệnh giới nghiêm từ 10 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, mọi trung tâm hoạt động văn hóa như bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim ... đều phải đóng cửa. Quy định về đeo khẩu trang được tái áp dụng trên toàn vùng Brussels và việc tụ tập quá 4 người tại nơi công cộng sẽ bị cấm. Các cửa hàng phải đóng cửa muộn nhất lúc 8 giờ tối và chỉ có một người trong gia đình được đi mua sắm. Cửa hiệu phục vụ đồ ăn mang đi được phép mở cửa đến 10 giờ đêm. Cũng theo quy định mới, đám cưới được phép tổ chức nhưng chỉ có cô dâu, chú rể, người chứng kiến và nhà chức trách thực hiện việc đăng ký. Đám tang chỉ được diễn ra với quy mô tối đa là 15 người tham dự. Các chuyến dã ngoại của học sinh bị cấm. Mọi cuộc thi đấu thể thao không chuyên đều bị đình chỉ, kể cả đối với trẻ em dưới 12 tuổi. Các buổi đào tạo thể thao được duy trì, ít nhất là cho thanh niên dưới 1‌8 tuổ‌i. Nhà thi đấu thể dục thể thao, bể bơi, sân trượt băng cũng phải đóng cửa.

Thủ hiến Rudi Vervoort cho biết ông chia sẻ với người dân trải qua sự mệt mỏi và việc trở lại của tình trạng khó khăn như hồi đầu tháng 3 khơi dậy những cảm giác như vậy. Theo ông Rudi Vervoort, các biện pháp được các quận trưởng và các nhà khoa học nhất trí ủng hộ là cần thiết bởi những con số đang tăng phi mã làm dấy lên mối lo về "nguy cơ sụp đổ" của hệ thống bệnh viện của đất nước.

Trong khi đó, tại Pháp, sau khi ban hành giới nghiêm ở 54 tỉnh, ảnh hưởng đến 46 triệu dân, chính phủ Pháp dự trù  đến biện pháp tải phong tỏa. Các nước như Anh, Nga virus SARS-CoV-2 tiếp tục chiều hướng lây lan với tốc độ báo động.

Kể từ ngày 26-10, Slovenia sẽ đóng cửa biên giới với Italia. Quyết định được Chính phủ Slovenia đưa ra khi dịch COVID-19 đang tiếp diễn phức tạp tại Italy. Theo đó, công dân Italia chỉ được phép quá cảnh tại Slovenia tối đa 12 tiếng để tới các điểm đến khác và không loại trừ việc tiến hành kiểm tra sức khỏe. Hiện vùng Friuli Venezia Giulia, phía Bắc Italia, được chính quyền Slovenia xét là một trong 14 vùng đỏ dịch COVID-19 tại Italia.

Tình hình tại Đức cũng "rất nghiêm trọng" và "virus có thể lây lan không kiểm soát được", theo cảnh báo ngày 22-10 của viện theo dõi dịch tễ Robert Koch, do lần đầu tiên số ca lây nhiễm hằng ngày tại Đức lên đến mức kỷ lục, thêm 11.287 ca trong vòng 24 giờ. Chính quyền Berlin đã siết chặt các biện pháp phòng dịch khi bắt buộc đeo khẩu trang ở một số khu phố sầm uất ở Berlin, cấm tụ tập, hạn chế tối đa tiếp xúc xã hội, một xã vùng núi Alpes gần như bị phong tỏa hoàn toàn.

Cộng hòa Séc cũng áp dụng quy định hạn chế đi lại, cửa hàng và dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa từ ngày 22-10 cho đến 3-11. Ailen là nước đầu tiên ở châu Âu quyết định áp dụng phong tỏa gần như hoàn toàn trong vòng 6 tuần kể từ đêm 21-10. Người dân chỉ được ra khỏi nhà tập thể thao trong phạm vi 5km. Các cửa hiệu không thiết yếu phải đóng cửa, nhưng trường học vẫn hoạt động.

Một nhà hàng vắng khách ở Rome, Italia. Ảnh: AP.

Trong khi đó, ngày 25-10 Thủ tướng  Tây Ban Nha đã  ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và có hiệu lực từ tối 25-10. Trước đó, chính quyền vùng Valencia đã tự ban bố lệnh giới nghiêm, dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ tối 24-10 (giờ Tây Ban Nha) cho tới ngày 9-12 tới. Trong khi đó, chính quyền vùng Catalonia cho biết họ sẽ áp đặt lệnh giới nghiêm trên khắp địa phương này, trong đó bao gồm cả thành phố Barcelona. "Chúng ta cần ban bố tình trạng khẩn cấp ’phi tập trung’, tức chính quyền Catalan sẽ tự duy trì và quản lý các lệnh giới nghiêm", ông Pere Aragones, quan chức vùng Catalan, phát biểu trong cuộc họp báo tối hôm 23-10.

Còn tại Hà Lan, từ ngày 13-10, Thủ tướng Mark Rutte tuyên bố, nước này phải tái áp dụng phong tỏa một phần, kể cả đóng cửa các quán bar và nhà hàng để ngăn chặn virus lây lan ở một trong những "điểm nóng" về dịch của châu Âu.

Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) - cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Liên hiệp Âu (EU), cảnh báo, toàn bộ các nước thành viên EU, trừ Cyprus, Estonia, Phần Lan và Hy Lạp, đều có mức độ lây lan dịch bệnh ở mức "rất đáng quan ngại". Trước đó một tháng, danh sách này chỉ có bảy nước.

ECDC cho biết, số ca mắc COVID-19 tại nhiều nước châu Âu đã tăng dần từ tháng 8 vừa qua và tăng rõ rệt trong những tuần gần đây. Hiện, nguy cơ lây nhiễm đang gia tăng tại hầu hết các nước. Tình hình này đang đòi hỏi phải có hành động cấp thiết trong đó có việc giãn cách xã hội, hạn chế số người tụ tập, rửa tay và khuyến khích đeo khẩu trang.

Cố vấn khoa học của Chính phủ Pháp Arnaud Fontanet cảnh báo, virus SARS-CoV-2 gây COVID-19 đang lây lan với tốc độ nhanh hơn so với đợt bùng phát đầu tiên vào mùa xuân năm nay. Theo chuyên gia này, đại dịch đã bùng phát trở lại từ tháng 8 và đợt lạnh trong tháng 9 đã khiến virus nhanh chóng lây lan khắp châu Âu do mọi người có xu hướng ở trong các không gian kín nhiều hơn.

Một nhà hàng gần quảng trường Campo de’ Fiori ở Rome, Italia phải đóng cửa. Ảnh: AP.

Những hệ lụy buộc phải chấp nhận

Pháp hiện là nước có số ca nhiễm hằng ngày cao nhất châu Âu, khi nghi nhận số ca nhiễm mới vượt quá 50.000 người/ngày, nâng tổng số người nhiễm COVID -19 lên hơn 1,1 triệu. Thành phố Clermont-Ferrand nằm trong số 38 tỉnh mới bị liệt vào "vùng đỏ" và phải áp dụng giới nghiêm. Ông Olivier Bianchi, Thị trưởng Clermont-Ferrand, kiêm Chủ tịch vùng đô thị Clermont-Auvergne, nêu một trong số các lý do khiến tình hình xấu đi tại đây, tương tự với nhiều "vùng đỏ" khác: "Đúng là sau đợt phong tỏa toàn quốc,  người dân có phần nào đó nơi lỏng, trong gia đình, với bạn bè, trong các cuộc tụ tập hội hè, hay đám cưới… Vào mùa hè, người dân có xu hướng bù lại những gì phải hy sinh trong thời gian dài phong tỏa. Điều này giải thích tại sao vào mùa thu, số liệu lại xấu đến như vậy".

Theo kết quả một nghiên cứu được viện Sức khỏe và Nghiên cứu y khoa Quốc gia của Pháp (Inserm) công bố giữa tháng 10 vừa qua, dịch COVID-19 đã làm sự bất bình đẳng xã hội thêm nghiêm trọng, cả về nguy cơ lây nhiễm bệnh và tác động về kinh tế, thu nhập.

Nhiều tụ điểm vui chơi ở quận Alt-Sachsenhausen thuộc Frankfurt, Đức vắng vẻ do lệnh giới nghiêm. Ảnh: AP.

Nghiên cứu của Inserm chỉ ra rằng biện pháp phong tỏa và phương thức làm việc từ xa đã góp phần khoét sâu các bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội, các nhóm ngành nghề. Trong khi 50% cán bộ công chức được làm việc từ xa toàn bộ thời gian thì có đến 70% những người làm "nghề thiết yếu" hằng ngày vẫn phải đến tận nơi làm việc. Kết hợp nhiều yếu tố, cả về độ tuổi, điều kiện sống và làm việc, những người trong độ tuổi 30-50, sống chung với đông người trong những căn hộ chật hẹp, tại những thành phố có mật độ dân cư cao và thường xuyên phải đi ra ngoài làm việc là những người bị dịch bệnh tác động mạnh nhất từ khi nước Pháp bị phong tỏa hôm 17-3.

Cũng theo kết quả nghiên cứu Epicov, 28% phụ nữ và 29% nam giới tham gia cuộc điều tra cho biết khả năng tài chính của họ đã suy giảm trong giai đoạn phong tỏa, những người bị tác động nhiều nhất về tài chính cũng là những người vốn có thu nhập thấp hất, cuộc sống bấp bênh nhất là nông dân, những người làm nghề tự do và buôn bán, công nhân, người thất nghiệp…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật