Ngứa 7 bộ phận này đừng chủ quan, đi khám ngay kẻo ung thư “hỏi thăm”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều người chủ quan nghĩ có thể do dị ứng, tuy nhiên hãy cẩn thận bởi đây có thể là “lời cảnh báo“ cho thấy sức khoẻ của bạn đang có “vấn đề”.
Ngứa 7 bộ phận này đừng chủ quan, đi khám ngay kẻo ung thư “hỏi thăm”
ảnh minh họa

Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân: Nếu lòng bàn chân, bàn tay của bạn đột nhiên ngứa râm ran, càng gãi càng ngứa… thì có thể do "nước ăn" chân hoặc mắc các bệnh về da.

Song nếu lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, mệt mỏi, ăn kém, chảy máu răng, chảy máu cam… có thể là biểu hiện của một số bệnh về gan.

Ngứa toàn thân liên tục: Trên lâm sàng, 10%-40% bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng ngứa da toàn thân. Điều này là do bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là đường huyết cao, đường huyết tăng cao còn có thể kíc‌h thí‌ch hệ thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, gây rối loạn thần kinh và gây ngứa da không thể giải thích được.

Ngứa cổ thường xuyên bạn chớ xem nhẹ (Ảnh minh hoạ)

Ngứa cổ: Khi bị ngứa cổ thì đừng xem nhẹ, bởi cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết, khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Nếu bị ung thư hạch, cũng có thể có ngứa rên cổ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không.

Ngứa "V.K": Trong kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ cảm thấy ngứa Â.H, thậm chí có ban đỏ và sẩn trên Â.H, đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm da tiếp xúc.

Còn nếu ngứa bộ phận S.D không trong kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Đồng thời, triệu chứng ra máu và đau vùng bụng dưới là biểu hiện điển hình của bệnh phụ khoa, thường liên quan đến các yếu tố như viêm Â.D, nhiễm trichomonas, nhiễm nấm mốc.

Ngứa ngoài da: Thông thường ngứa da sẽ hay liên quan tới bệnh ngoài da. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là tổn thương mô da khi ung thư đến. Nếu bạn luôn cảm thấy ngứa ở vùng da đó thì có thể là bệnh ung thư sắp đến cần kiểm tra ngay.

Đặc biệt sau khi xuất hiện ung thư da, trên bề mặt da có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường, có thể có u, thậm chí có thể bị đau và ngứa ở bộ phận bị ung thư.

Nếu bạn nhận thấy da luôn ngứa trong thời gian dài mà không có biểu hiện của các bệnh ngoài da thì bạn cần chú ý, đó có thể là bệnh ung thư sắp đến.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng chỉ ra dấu hiệu: Tình trạng ngứa da kéo dài quá 2 tuần không có biểu hiện thuyên giảm. Da bị ngứa không phải đến từ các nguyên nhân đã biết trước như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, bị các bệnh lý về da; Da bị ngứa và đã thử những cách trị ngứa toàn thân tại nhà nhưng không có hiệu quả, da có biểu hiện viêm nhiễm, sưng tấy, vùng da ngứa rát có dấu hiệu nhiễm trùng; Toàn c‌ơ th‌ể thấy mệt mỏi, sốt cao kèm theo tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa.

Nếu thấy các dấu hiệu này bạn nên tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay lập tức để được bác sĩ kiểm tra vì rất có thể nó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm từ bên trong c‌ơ th‌ể.

Ngứa mũi: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa mũi, ngoài việc cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cũng nên chú ý đến sự xuất hiện của ung thư vòm họng.

Tuy nhiên, ngứa mũi cũng có thể là dấu hiệu ung thư biểu mô vòm họng là một bệnh rất thường gặp trên lâm sàng. Trong quá trình phát triển bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất lợi như chảy máu cam, đau đầu, khó thở, khàn tiếng,… đều liên quan đến ung thư vòm họng.

Ngứa lỗ tai: Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài cấp tính do nước bị mắc kẹt trong tai tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Đôi khi ngứa lỗ tai có thể là do bạn vệ sinh tai quá nhiều khiến tai bị khô hoặc có thể do ráy tai tích tụ bên trong nhiều.

Bởi vậy, ngoài việc giữ cho đôi tai luôn sạch sẽ, bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tai mũi họng thường xuyên. Đôi khi, cẩn thận không bao giờ là thừa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật