Bình Định: Nhà vườn lại tất bật “tút tái, làm đẹp” cây mai vàng để dịp Tết năm 2022 lại thu bộn tiền

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, tại các làng trồng cây mai vàng ở thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định) – nơi được mệnh danh là thủ phủ mai vàng miền Trung, các hộ trồng mai lại tất bật “tút” mai để chuẩn bị cho mùa mai vàng bán Tết năm 2022.
Bình Định: Nhà vườn lại tất bật “tút tái, làm đẹp” cây mai vàng để dịp Tết năm 2022 lại thu bộn tiền
Bắt đầu từ mùng 6 Tết, công việc tại các nhà vườn trồng mai ở thị xã An Nhơn cũng khá nhộn nhịp không kém gì những ngày trước Tết.

Trên các nẻo đường quê, cộ trâu, ba gác máy xuôi ngược chở mai, chở phân, đưa đất nhập vườn, tất bật bước vào vụ chăm sóc mai cho mùa năm tới.

Nhà vườn tranh thủ suốt bỏ cả lá lẫn hoa, nhổ nọc, cắt bỏ cành phụ. Thời điểm qua Tết, nếu không cắt nụ thì sẽ làm cho cây mai mất sức, vì phải nuôi hạt của đài hoa. Nếu cây mai không kịp bón phân, không rút cành, ánh nắng không chiếu được vào thân, nhánh thì cây dễ bị nấm bệnh...

Theo các chủ vườn mai, sau Tết là thời điểm các cây mai vàng cần được “tút” lại. Đầu tiên phải tỉa cành, ngắt các hoa, búp còn sót lại, sau nữa là thay đất mới.

Anh Nguyễn Quốc Toàn (thôn Háo Đức, xã Nhơn An, tỉnh Bình Định) đang tất bật chăm sóc hơn 1.000 chậu mai. Đợt Tết vừa qua, anh bán được khoảng 200 chậu, trừ hết tất cả chi phí thì hòa vốn.

“Một năm tôi bỏ ra 60-70 triệu tiền thuốc là bình thường, chưa tính tiền thuê nhân công và các chi phí khác nên năm rồi bán mai vừa đủ chứ không lời”, anh Toàn nói.

Vườn mai của gia đình ông Nguyễn Ngọc Ẩn (thôn Háo Đức) có hơn 2.000 chậu, trong vụ mai Tết vừa qua ông chỉ bán được khoảng 300 chậu do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sau Tết, cây mai phải tỉa ngắn các cành, bấm sạch hoa và búp còn sót lại. Hàng ngàn gốc mai sẽ được thay chậu mới, vào phân để kíc‌h thí‌ch rễ và bơm thuốc sâu. Trong thời gian này, người trồng mai phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu bọ cắn lá.

“Thông thường mỗi 2 năm phải thay chậu một lần, mục đích của việc thay chậu là tạo một lớp đất màu mỡ mới để cây sinh trưởng tốt”, ông Ẩn chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Đào (ở xã Nhơn An, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết, nếu như nhặt lá, nhổ cỏ thì được trả công 150 ngàn/ngày, còn khiêng chậu, sang đất được trả 170 ngàn/ngày.

Theo thống kê của UBND thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định), dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng doanh thu trong đợt Tết vừa qua của người trồng mai ở địa phương ước đạt gần 80 tỷ đồng

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật