Người mẹ chăm con liệt tứ chi, suốt ngày bên con rong ruổi bán vé số khắp Sài Gòn

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tai nạn giao thông khiến anh Dũng bị dập tủy cổ C3 đến C7, gãy trật C4, C5 và liệt tứ chi. Kể từ đó bà Hồng luôn ở bên cạnh chăm sóc, bầu bạn cùng con trai với mong muốn con có thể cử động lại được.
Người mẹ chăm con liệt tứ chi, suốt ngày bên con rong ruổi bán vé số khắp Sài Gòn
Người mẹ chăm con liệt tứ chi, suốt ngày bên con rong ruổi bán vé số khắp Sài Gòn

Bà Hồng đẩy theo anh Dũng đi bán vé sốRong ruổi bán vé sốNăm 29 tuổi, anh Trương Anh Dũng (32 tuổi)bị tai nạn giao thông dập tủy cổ C3 đến C7, gãy trật C4, C5 và liệt tứ chi. Toàn thân anh Dũng đơ cứng chỉ có phần đầu cổ là còn cử động quay qua lại được, tất cả sinh hoạt Dũng phải nhờ đôi tay mẹ là bà Nguyễn Thị Hồng (60 tuổi) chăm sóc từ tiểu tiện, đại tiện, tắm rửa vệ sinh, ăn cơm.

Anh Dũng kể ước mơ hồi còn lành lặn của anh là mở một tiệm sửa xe, anh khăn gói lên Sài Gòn để làm công nhân trong ngành xây dựng. Bao năm tích góp được vài chục triệu, chưa kịp mở tiệm sửa xe thì bất ngờ bị tai nạn giao thông, số tiền kiếm được cũng dùng để chữa bệnh, mẹ anh còn bán gần hết tài sản ở quê.

Căn phòng trọ mới mát mẻ hơn mà bà Hồng khó khăn lắm mới tìm thuê được

Hơn 4 năm qua, trừ những lúc trời mưa và ở bệnh viện cùng con trai, thời gian còn lại bà Hồng vẫn đều đặn đẩy theo con trai trên xe lăn để bán vé số từ 5 giờ chiều cho đến đêm khuya để trang trải cuộc sống. Nhiều hôm bán ế, hơn 22 giờ còn đẩy Dũng đi trên đường khuya vắng, bà Hồng lại không kiềm được nước mắt.

Từ tết đến nay dịch bệnh nên bán rất ít, dịch tạm lắng thì lại ảnh hưởng bão mưa tầm tã bà không đi bán được nhiều. 

Bà Hồng chăm sóc anh Dũng từng li từng tí. Sợ con nóng, cứ hai tiếng bà Hồng lại lật người anh Dũng qua lại để không bị lở loét. “Bữa có vết bỏng vì ống bô mà thôi mà 6 đến 7 tháng mới lành lại được. Bởi vậy người liệt mình phải chăm kỹ, những vết lở loét ăn vào máu rất dễ chết. Hồi trước chăm con ở bệnh viện thấy có nhiều bệnh nhân bị liệt chết như vậy nên tôi sợ lắm”, bà xót xa.

Mỗi lần đẩy con theo ra ngoài, bà đều mặc đồ sạch sẽ cho con, ràng sợi dây trước ngực để có bị ngã thì kéo lại. Đồ dùng không thể thiếu với bà là ống bơm để lấy phân, một ống có giá 150.000 đồng nhưng chỉ lấy được 10 lần, ngoài ra bà còn mua tã để mặc cho anh mỗi khi bà có việc ra ngoài. Không những vậy, bà Hồng còn kiên trì tập vật lý trị liệu cho con trai suốt 3 năm.

Bà Hồng chăm sóc từng li từng tí cho anh Dũng

Bà Hồng tập vật lý trị liệu cho con

Thân thể không cử động được nhưng anh Dũng vẫn minh mẫn. Thấy mẹ khổ, anh thầm ước bản thân chỉ cần có hai tay cử động được để có thể tự mình làm những việc nhỏ nhặt để mẹ đỡ cực. Tuổi ngày càng lớn, hiện tại tay bà Hồng bị thoái hóa khớp, bà chẳng còn sức ẵm anh lên xuống xe lăn. Anh Dũng thương mẹ nhưng bất lực.

Mỗi khi có việc ra ngoài bà Hồng đặt ống dẫn nước để anh Dũng khát nước thì uống

May mắn được giảm giá phòng trọ

Theo chỉ dẫn của bà Hồng, tôi đến căn phòng trọ nhỏ nằm trong hẻm. Căn phòng được bà Hồng dọn dẹp sạch sẽ và tươm tất. Căn phòng này là căn phòng bà vừa ý nhất sau nhiều lần đổi phòng trong 4 năm qua kể từ khi anh Dũng gặp tai nạn.

Bà kể lại, vì bị liệt tứ chi phải nằm một chỗ, c‌ơ th‌ể anh Dũng rất hay bị nổi mẩn, lở loét và bị nóng. Những phòng trọ trước vì lụp xụp, mái tôn thấp nên anh Dũng hay bị nóng người la hét, co giật. Không chịu được khi nhìn thấy con khổ, bà Hồng quyết tìm một nơi thuê trọ mát mẻ để anh Dũng được thoải mái hơn.

Đôi mắt bà Hồng lúc nào cũng rưng rưng khi nhắc lại những ngày tháng ở phòng trọ cũ

Bà Hồng đẩy anh Dũng theo đi bán vé số

May mắn gặp được bà Nguyễn Thị Thanh (63 tuổi), thấy thương cho hoàn cảnh của bà Hồng, bà Thanh cho bà Hồng thuê 1 căn phòng ở lầu dưới, phía trong gần bếp với giá 1.000.000 đồng/tháng, rẻ hơn so với những phòng khác 1.000.000 đồng. Căn phòng mới mát mẻ hơn rất nhiều, nhà bếp, nhà vệ sinh, máy giặt bà Thanh cũng để cho bà Hồng sử dụng chung và chỉ phụ thêm tiền gia vị, tiền ga.

“Hai mẹ con Hồng đến đây thuê nhà cũng được 8 tháng, thấy hoàn cảnh tội nghiệp nên chỉ lấy một nửa giá phòng. Tổng các khoản tiền điện nước này kia thì một tháng khoảng 1.700.000 đồng. Mình cũng khổ nên mình giúp được bao nhiêu thì giúp. Thấy tối ngày cặm cụi lo cho con, nên có nấu gì ngon ngon thì cũng chừa lại cho Dũng một ít vì nó ăn rất ít”, bà Thanh nói.

Để phòng rộng rãi, trong căn phòng chỉ có giường bệnh của anh Dũng và một chiếc tủ đựng đồ, thùng nước và một chiếc tủ lạnh đã hỏng, bà Hồng lấy về để đựng đồ dùng.

Bà Hồng luôn ăn mặc gọn gàng sạch sẽ cho con trai khi đẩy anh ra ngoài

Hai mẹ con đi lang thang ngoài đường đến tận đêm khuya bán xong vé số mới về nhà

Từ khi chuyển qua phòng mới, anh Dũng không còn bị lở loét. Nhớ lại những tháng ngày ở phòng trọ cũ bà Hồng gạt nước mắt kể lại vì quá nóng nên anh Dũng bị phỏng nước khắp người, mỗi lần như vậy bà Hồng lại lấy kim chích ra rồi thoa thuốc. Có ngày nóng quá, bà Hồng phải cho anh Dũng xuống dưới gầm giường nằm trên nền xi măng.

“Nhiều người giờ thấy nhà cũng sạch sẽ thoáng mát người ta nói hoàn cảnh như vậy phải ở nhà rách nát nhưng người ta đâu có biết mình đã vất vả như thế nào để kiếm được căn phòng như thế này. Những phòng trọ cũ lụp xụp cũng 700.000 đồng/tháng chứ có ít hơn bao nhiêu đâu”, bà bộc bạch.

Là một trong những người đầu tiên giúp đỡ bà Hồng, chị Y. chia sẻ biết đến mẹ con bà Hồng cách đây 4 năm tại bệnh viện phục hồi chức năng TP.HCM (Q.8, TP.HCM). Chị cho biết, trong khoảng thời gian ở bệnh viện ai thuê gì bà Hồng cũng làm để kiếm tiền nuôi con. Từ việc như giặt quần áo thuê, bưng bê, rửa chén, tắm rửa vệ sinh cho bệnh nhân, thậm chí có bệnh nhân nào không đi đại tiện được thuê bà Hồng lấy phân bà cũng làm.

“Lúc đó tôi đến bệnh viện để thăm những bệnh nhân bị liệt ở đó thì gặp cô Hồng đang chăm con. Dũng là một trong những bệnh nhân nặng nhất nên tôi hỗ trợ, lâu lâu vẫn ghé gửi một ít tiền”, chị kể lại. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật