Nasa sắp cho tàu vũ trụ lao vào thiên thạch khổng lồ Ở tốc độ 23760 km/h để cứu trái đất

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ kết quả thử nghiệm này, các nhà khoa học sẽ cân nhắc sử dụng phương án tương tự để bảo vệ Trái đất khỏi nguy cơ va chạm với các thiên thạch trong vũ trụ trong tương lai không xa
Nasa sắp cho tàu vũ trụ lao vào thiên thạch khổng lồ Ở tốc độ 23760 km/h để cứu trái đất
Hệ thiên thạch Dimorphos

NASA hiện tại đang chuẩn bị cho một nhiệm vụ vũ trụ mới đầy tham vọng: Thử nghiệm phương pháp làm chệch quỹ đạo bay của thiên thạch có nguy cơ va chạm với Trái Đất bằng tàu vũ trụ. Thử nghiệm này được gọi tắt là DART (Double Asteroid Redirection Test).

Để kiểm nghiệm tính khả thi của dự án, NASA đã lựa chọn mục tiêu là hệ thiên thạch Dimorphos. Trong tiếng Hy Lạp, tên gọi Dimorphos có nghĩa là "sinh đôi". Theo đó, hệ thiên thạch được phát hiện lần đầu vào 2003 này có tới 2 thiên thạch, gồm Dimorphos A (đường kính 780m) và Dimorphos B (đường kính 160m), vốn có quỹ đạo quay xung quanh Dimorphos A.

Theo các nhà thiên văn học, Dimorphos nằm trong nhóm thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm, vốn có thể san bằng một thành phố nếu va chạm với Trái Đất. Năm 2003, Dimorphos đã bay qua Trái Đất ở khoảng cách 7,18 triệu km. Theo tính toán, Dimorphos sẽ tới gần Trái Đất một lần nữa vào năm 2123 ở khoảng cách 5,9 triệu km. Do Dimorphos có kích thước lớn nhất trong số những thiên thạch có khả năng tiếp cận gần với Trái Đất, đây là lựa chọn hoàn hảo để thử nghiệm phương án làm chệch hướng của NASA.

Theo công bố mới nhất từ NASA, tàu vũ trụ DART dự kiến phóng từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California, Mỹ trên tên lửa SpaceX Falcon 9 vào lúc 10h20 tối ngày 23/11 tới đây. Theo đó, khi tách khỏi tên lửa Falcon 9, DART sẽ có chuyến hành trình xuyên không gian trong vòng 1 năm, di chuyển tổng cộng gần 11 triệu km trước khi tới mục tiêu vào dự kiến cuối tháng 9 năm 2022.

Tàu DART hiện đang được NASA hoàn thiện những khâu cuối cùng để thực hiện sứ mệnh ’cảm tử’

Đáng chú ý, khi tới đích, tàu DART sẽ lao thẳng vào bề mặt thiên thạch Dimorphos B ở tốc độ cực nhanh, lên tới gần 24000 km/giờ. Sau đó, vào tháng 10 năm 2024, Cơ quan hàng không vũ trụ Châu Âu (ESA) sẽ tiếp tục phóng tàu vũ trụ mang tên HERA tới Dimorphos để nghiên cứu hố va chạm gây ra bởi tàu DART và nghiên cứu sự thay đổi trong quỹ đạo của Dimorphos B. Dự kiến, tàu HERA sẽ tiếp cận hệ thiên thạch này vào khoảng cuối năm 2026 và tiến hành một khảo sát kéo dài 6 tháng.

Những dữ liệu thu được từ Hera sẽ được gửi về Trái Đất, giúp các nhà khoa học kiểm tra xem vụ va chạm này có thể làm chệch hướng bay của của thiên thạch hay không. Từ kết quả thử nghiệm này, các nhà khoa học sẽ cân nhắc sử dụng phương án tương tự để bảo vệ Trái đất khỏi nguy cơ va chạm với các thiên thạch trong vũ trụ trong tương lai không xa

Được biết, NASA luôn giám sát chặt chẽ tất cả những vật thể gần Trái Đất trong phạm vi 1,3 đơn vị thiên văn (1,3 AU, với 1 AU bằng khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất). Cho đến nay, cơ quan này đã phát hiện hơn 8.000 thiên thạch có nguy cơ cao đang nằm gần Trái Đất. Các thiên thạch này đều có đường kính lớn hơn 140m, vốn có thể quét sạch một khu vực cực lớn trên Trái Đất nếu chúng va chạm vào mặt đất. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật