Cô bán nước vỉa hè mua được bất động sản, nhà trữ vài chục lượng vàng chỉ nhờ 1 điều mà bạn không có

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Câu chuyện mãi mới có lời giải đáp.
Cô bán nước vỉa hè mua được bất động sản, nhà trữ vài chục lượng vàng chỉ nhờ 1 điều mà bạn không có
Ông Nguyễn Văn Hoàng (Hans Nguyễn)

Dạo trước, đặc biệt vào thời điểm đầu tư BĐS và chứng khoán “đánh đâu thắng đó”, thường hay có câu ví von rằng, đến bà bán nước đầu ngõ hay cô bán cá cũng đã bàn chuyện “3 chữ cái”. Không khó để nghe về những “sự tích”, dân văn phòng quần áo là lượt nhưng vẫn ở nhà thuê, còn các cô bán vỉa hè đã sắm cho mình không dưới 3 căn hộ hay nhà đất.

Nó giống như một điều “kì bí” không có lời giải đáp. Trong số thứ 20 của “Tự do tài chính” , một vị khán giả đã đặt câu hỏi về vấn đề chưa ngừng “hot” này. “Em đang thấy nhiều cô bán nước, bà bán phở mua được BĐS, nhà trữ được vài chục lượng vàng, trường hợp này nên giải thích như thế nào và họ đã đạt được tự do tài chính hay chưa?”.

Giải thích sự tích “kì bí” này, ông Nguyễn Văn Hoàng (Hans Nguyễn) – Quản lý Cao cấp Đào tạo kênh phân phối Dragon Capital Việt Nam đã có những chia sẻ thú vị. Nhiều người nghĩ rằng có kiến thức đặc biệt về tài chính, đi học có văn bằng cao sẽ thành công. Nhưng thật sự nó chỉ đóng góp một phần nào đó. Kiến thức tài chính là cơ sở để giúp làm tốt nhưng chưa đủ.

“Điều quan trọng là hành vi. Mình phải biết dùng những kiến thức đó. Chẳng hạn như, cô bán chè hoặc bà bán xôi, làm một vài thứ rất tốt. Họ rất kiên nhẫn tích góp, đồng thời, không đầu tư những gì bản thân không hiểu, khó mà dụ họ làm những điều đó. Bởi vậy dù kiến thức không nhiều, nhưng hành vi rất tốt, nên họ tích góp và thành công tài chính.”

Đồng quan điểm với ông Hans, host Ngọc Trinh cho rằng, tích góp ở đây không chỉ là tiền, mà là cả kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm. Đó cũng có thể là thứ sản sinh ra tiền và thu nhập thụ động.

Host Ngọc Trinh

Có thể thấy rằng một số đức tính về tài chính của các cô bán vỉa hè, mọi người đặc biệt là những người trẻ đang bước vào con đường này cần học hỏi. hành vi tài chính sao cho phù hợp với mục tiêu và lối sống, cho dù với mức thu nhập không quá cao, nhưng vẫn có thể giúp bạn đạt được những cột mốc tài chính quan trọng.

Kết thúc phần bàn luận, ông Hans có nhấn mạnh: “Ở Việt Nam, rất nhiều người thích giàu nhanh. Anh khuyên đừng chọn giàu nhanh, giàu chậm mà chắc. Sống lâu giàu bền”.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật