Chuyên gia Nhi chỉ cách giúp trẻ “né” bệnh tay chân miệng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bệnh tay chân miệng trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí t‌ử von‌g.
Chuyên gia Nhi chỉ cách giúp trẻ “né” bệnh tay chân miệng
Theo bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM), chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5, số ca khám bệnh tay chân miệng ngoại trú tại bệnh viện đã tăng lên tới 497 ca và nội trú 40 ca - Ảnh: BVĐK Hùng Vương

bệnh tay chân miệng là gì?

bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra. bệnh lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, phân, dịch tiết từ các vết phồng rộp, giọt bắn đường hô hấp sau khi ho hoặc hắt hơi, bề mặt có dấu vết của virus, tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, dùng chung cốc hoặc dùng chung đồ dùng.

bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.

Hình ảnh trẻ bị Chân tay miệng điều trị tại khoa Nhi - BVĐK Hùng Vương - Ảnh: BVCC

Các triệu chứng của tay chân miệng ở trẻ

Theo Ths Bs Đinh Xuân Hoàng - Trưởng khoa Nhi (bệnh viện Đa khoa Hùng Vương Phú Thọ) cho biết: bệnh tay chân miệng tuy có diễn biến nhanh và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu dễ nhận biết bao gồm:

Sốt nhẹ hoặc sốt cao; sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng. Đau họng, các vết phồng rộp gây đau bên trong miệng của trẻ, thường ở phía sau hoặc trên lưỡi, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, cáu kỉnh, chảy nước dãi, đau đầu.

Một hoặc hai ngày sau, phát ban và mụn nước xuất hiện trên bàn tay, bàn chân hoặc miệng, hoặc có các nốt phẳng, vết loét trên đầu gối, khuỷu tay hoặc mông.

Các vết loét ở miệng sẽ khiến trẻ khó nuốt. Nếu trẻ ăn hoặc uống ít hơn bình thường, thì cần theo dõi tình trạng ở miệng.

Cách phòng tránh tay chân miệng cho trẻ

Theo BS Hoàng, do chưa có vắc xin phòng bệnh nên ba mẹ cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh sau:

Không hôn trẻ vì người lớn có thể mang bệnh mà không có biểu hiện.

Cần tuyệt đối cách ly trẻ khỏe mạnh với trẻ mang bệnh.

Cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài và tiếp xúc với đám đông.

Trẻ cần được rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; người lớn cần rửa tay trước khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ.

vệ sinh sạch sẽ bề mặt đồ chơi và những nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày như mặt bàn, nắm cửa, tay vịn cầu thang… bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Tăng cường đề kháng bằng cách ăn đủ bữa, đủ chất hoặc bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng kích hoạt trực tiếp lên hệ miễn dịch.

Trẻ bị tay chân miệng nên nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.

Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đưa trẻ đến nhập viện ngay: Sốt cao trên 39 độ C; quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đập nhanh...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật