NASA mất liên lạc với vệ tinh trên đường đến mặt trăng

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đưa tin Mạng lưới không gian sâu (DSN) của cơ quan này đã mất liên lạc với một trong các vệ tinh sau khi vệ tinh này rời khỏi quỹ đạo trái đất trên đường đến mặt trăng.
NASA mất liên lạc với vệ tinh trên đường đến mặt trăng
Mục tiêu của CubeSat là duy trì quỹ đạo hình ê líp xung quanh mặt trăng

Vệ tinh CubeSat hôm 5.7 đã ngừng liên lạc với DSN, với DSN là mạng lưới ăng ten vô tuyến của NASA đóng vai trò hỗ trợ các sứ mệnh liên hành tinh của tàu du hành vũ trụ, cũng như một số vệ tinh trên quỹ đạo địa cầu.

CubeSat là vệ tinh tham gia cuộc thí nghiệm điều hướng và vận hành hệ thống tự định vị ở vùng không gian giữa trái đất và mặt trăng (CAPSTONE), theo Đài CNN hôm 6.7.

NASA cho hay đội ngũ CAPSTONE đang tìm cách nối lại liên lạc với CubeSat cũng như tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra. Họ đã nắm được dữ liệu cụ thể về cuộc hành trình của vệ tinh trong toàn bộ giai đoạn đầu và một phần của giai đoạn thứ hai do DSN truyền về.

“Nếu cần thiết, sứ mệnh đủ nhiên liệu để hoãn lại giai đoạn ban đầu của quá trình điều chỉnh hướng bay trong vài ngày nữa”, NASA cho biết.

Sứ mệnh CAPSTONE

Ngày 4.7, vệ tinh rời khỏi quỹ đạo trái đất hôm 4.7 như dự kiến, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc hành trình kéo dài 4 tháng đến mặt trăng.

CubeSat sẽ dựa vào lực đẩy của động cơ cũng như lực hấp dẫn từ mặt trời để đến đích.

Trước đó, tên lửa đẩy Electron của Hãng Rocket Lab đã đưa vệ tinh lên quỹ đạo từ bãi phóng trên bán đảo Mahia của New Zealand hôm 28.6.

Mục tiêu của CubeSat là tiến vào quỹ đạo lệch tâm xung quanh mặt trong và duy trì vị trí ở đó trong ít nhất 6 tháng để nghiên cứu.

Cứ mỗi 7 ngày, vệ tinh được dự kiến sẽ đến điểm gần nhất với một cực của mặt trăng, với khoảng cách 1.610 km.

Đội ngũ CAPSTONE hy vọng vệ tinh có thể duy trì vị trí trên quỹ đạo để thu thập thông tin cho phép NASA phóng và đặt trạm không gian trên quỹ đạo mặt trăng, gọi là Gateway. Về phần mình, Gateway đóng vai trò then chốt trong chương trình Artemis với việc cung cấp tuyến đường cho phép lên xuống bề mặt mặt trăng hiệu quả nhất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật