Giá cám công nghiệp cứ tăng “nóng”, nông dân nuôi lợn, nuôi gà làm cách gì để “hạ nhiệt”?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá các loại vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, nhất là giá thức ăn chăn nuôi đã ảnh hưởng lớn đến người chăn nuôi. Điều này đã tác động lớn đến nguồn cung và giá lương thực toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến giá ngô, khô đậu tương - nguồn nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Giá cám công nghiệp cứ tăng “nóng”, nông dân nuôi lợn, nuôi gà làm cách gì để “hạ nhiệt”?
Giá thức ăn chăn nuôi, giá cám công nghiệp tăng cao khiến nông dân chăn nuôi lao đao tìm cách để vẫn duy trì mô hình...

Để "hạ nhiệt” giá vật tư nông nghiệp nói chung và giá thức ăn chăn nuôi, Chính phủ, các bộ ngành liên quan cũng đã đưa ra nhiều giải pháp như: hỗ trợ tín dụng, miễn giảm các loại phí, thuế để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất vật tư nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp. 

Ngoài ra, tăng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để phần nào hạn chế đà tăng giá của nguyên vật liệu... Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tạm thời đối phó với tình huống.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 33 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, nguyên liệu trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn bằng khoảng 40%, còn lại là phải nhập khẩu. Đây coi là một nghịch lý khi Việt Nam là một nước nông nghiệp với không ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng đầu thế giới.

Ngay tại tỉnh Yên Bái, vốn có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thời gian qua thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp với nhiều chính sách hỗ trợ hợp lý đến nay đã hình thành rõ nét các vùng sản xuất tập trung chuyên canh, thâm canh cao sản có quy mô lớn như: vùng lúa đặc sản chất lượng cao 3.000 ha, ngô 15.000 ha…

Tính riêng vụ đông xuân 2021 - 2022, toàn tỉnh đưa vào gieo trồng đạt hơn 20.186 ha ngô với năng suất 33,62 tạ/ha; sản lượng ngô ước đạt 71.976 tấn. Tuy nhiên, người nông dân vẫn không tự chủ được nguồn thức ăn chăn nuôi.

Để kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi, giải pháp căn cơ là giải quyết tình trạng không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do đó cần phải quy hoạch lại cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp hơn.

Theo đó, cần rà soát, đánh giá nhu cầu về nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, trên cơ sở đó xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi; thu hút các doanh nghiệp đầu tư nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; nghiên cứu hướng dẫn áp dụng các loại nguyên liệu thay thế, phụ phẩm trong nông nghiệp dùng làm thức ăn chăn nuôi nhằm đa dạng nguồn nguyên liệu và hạn chế phụ thuộc thức ăn chăn nuôi công nghiệp. 

Cùng với đó ngành nông nghiệp cần tính toán chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi gia súc ăn cỏ…

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giải quyết phần nào tình trạng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Qua đó, góp phần kiểm soát được giá thành thức ăn chăn nuôi - điều kiện quan trọng để ngành chăn nuôi phát triển bền vững và hiệu quả.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật