Nông dân gom vỏ chai thuốc trừ sâu đổi nhu yếu phẩm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây là kết quả của mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu... có trách nhiệm trên hoa kiểng và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong một năm qua. Đây là kết quả của mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu... có trách nhiệm trên hoa kiểng và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong một năm qua. Đây là kết quả của mô hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu...
Nông dân gom vỏ chai thuốc trừ sâu đổi nhu yếu phẩm
Ảnh minh họa

Chương trình này do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp và Hiệp hội CropLife tổ chức.

Ông Lê Văn Thiệt - phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - cho biết chương trình kéo dài năm năm. Tổng kết năm đầu tiên, có 1.600 nông dân tham gia 24 phong trào thu gom bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu đã sử dụng trên các tuyến kênh, rạch, mương nội đồng… được khoảng 16 tấn rác thải.

"Bà con sẽ gom về kho lưu chứa, vỏ thuốc bảo vệ thực vật được đổi thành nhu yếu phẩm. Khi có chương trình tiêu hủy thì Trung tâm dịch vụ nông nghiệp TP Sa Đéc sẽ mang đi tiêu hủy, đảm bảo cho môi trường", ông Thiệt nói.

Ông Nguyễn Trọng Trí - nông dân trồng cây kiểng xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc - chia sẻ: "Xưa dùng thuốc trừ sâu xong chúng tôi có thói quen vứt bỏ luôn ngoài ruộng. Nhận thức về môi trường, sức khỏe của cộng đồng, đặc biệt vùng sản xuất nông sản an toàn, chất lượng đạt tiêu chuẩn tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu. Nên một năm trở lại đây nông dân có kho lưu chứa khoảng 20m2, bà con tập trung về đó mang đi tiêu hủy".

Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ mở rộng mô hình này trên lúa và hoa kiểng, diện tích gần 300ha tại huyện Lấp Vò và TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật