Tật thừa ngón tay, ngón chân ở trẻ khi nào cần phẫu thuật?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thừa ngón tay, ngón chân là dị tật thường gặp ở trẻ em, với tần suất khoảng 1/1000 trẻ sinh sống. Tật này có thể xuất hiện ở trẻ bình thường hoặc kết hợp với 1 số bệnh lý bẩm sinh khác.
Tật thừa ngón tay, ngón chân ở trẻ khi nào cần phẫu thuật?
Nếu trẻ có dị tật ngón, cha mẹ cần đưa tới cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể.

Tật thừa ngón tay, ngón chân cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay bàn chân và ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Chính vì vậy, điều mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm là khi nào nên phẫu thuật cắt bỏ?

Tổng quan về dị tật thừa ngón

Dị tật thừa ngón là dị tật bẩm sinh, thừa ngón tay, ngón chân do di truyền là phổ biến. Với đặc trưng có các ngón tay hoặc ngón chân phụ, với nhiều kiểu hình dáng bất thường khác nhau.

Dị tật thừa ngón có thể là một phần của hội chứng dị tật bẩm sinh kèm theo các dị tật khác hoặc là một dị tật xuất hiện đơn độc. Mặc dù dị tật không đe dọa đến tính mạng, nhưng lại là dấu hiệu chỉ điểm của một số dị tật nghiêm trọng khác, gây giảm chất lượng cuộc sống.

Các ngón thừa thường là một mô nhỏ, có xương mà không có khớp, rất hiếm khi có đủ các chức năng của một ngón tay bình thường.

Hầu hết dị tật ngón được gây ra bởi sự khiếm khuyết di truyền trong gene, dẫn đến sự khiếm khuyết xảy ra trong sự phát triển chi trước - sau. Mặc dù rất phổ biến, nhưng chưa có thống kê chung trong một cộng đồng rộng rãi.

Có 3 loại thừa ngón:

- Thừa ngón cái sinh đôi.

- Thừa các ngón ở giữa (ngón trỏ, giữa, nhẫn).

- Thừa ngón út sinh đôi.

Trong đó, loại A là các trường hợp ngón thừa phát triển gần như hoặc như ngón bình thường. Loại B là ngón thừa phát triển kém, có thể chỉ là một nhú nhỏ hoặc thừa ngón nhỏ có cuống.

Tật thừa ngón tay, ngón chân là dị tật khá thường gặp ở trẻ em.

Dị tật thừa ngón có nên phẫu thuật?

Nhiều cha mẹ băn khoăn khi trẻ mắc dị tật ngón có nên phẫu thuật cắt bỏ không? Trên thực tế là cần phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, giữ lại ngón có chức năng tốt hơn, tận dụng tối đa tổ chức của ngón cắt bỏ để tạo hình, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất về chức năng và thẩm mỹ cho trẻ.

Trước khi mổ các bác sĩ cần phải khám và chụp Xquang bàn tay, bàn chân để có thể phân loại ngón thừa, mức độ thiểu sản của mỗi ngón, độ vững của mỗi khớp, chức năng vận động của ngón… sau đó mới lựa chọn phương pháp phẫu thuật.

Tùy từng trường hợp cụ thể và loại ngón thừa, các bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp.

Với dị tật ngón loại A: Cần phải điều trị phẫu thuật cắt bỏ. Dị tật ngón loại B thì các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa phẫu thuật hoặc thắt gốc ngón (bằng chỉ khâu hoặc clip kẹp mạch) làm cho ngón bị hoại tử và sẽ tự rụng sau một thời gian. Trường hợp này có thể sẽ nhú thịt thừa sau khi ngón thừa rụng, gây mất thẩm mỹ, đôi khi cần phải phẫu thuật để cắt bỏ.

Như vậy, có thể nói nếu trẻ thừa ngón đơn giản thì có thể phẫu thuật ngay, còn những tật thừa ngón phức tạp hơn thì đôi khi phải chờ trẻ lớn hơn một chút để phẫu thuật an toàn về mặt gây mê, cũng như tránh tổn thương nhiều các cấu trúc giải phẫu của ngón.

Khi nào trẻ thừa ngón nên phẫu thuật điều trị?

Tuổi nào cần phẫu thuật cho trẻ là điều nhiều cha mẹ quan tâm nhất. Hiện không có phác đồ chung nào về thời gian phẫu thuật cho tất cả dị tật thừa ngón. Nhưng tốt nhất nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được điều trị càng sớm càng tốt. Các khuyến nghị phẫu thuật ở trẻ là khi trẻ trên 6 tháng tuổi, tốt nhất là từ 12 - 24 tháng tuổi. Việc phẫu thuật sớm cho trẻ sẽ giúp các em tránh được sự mặc cảm, tự ti khi giao tiếp với bạn bè ở thời điểm những năm đầu đi học. Vì nếu dị tật ngón để lâu, sẽ càng khó điều trị và có thể xuất hiện biến chứng.

Vì vậy, nếu trẻ có dị tật ở ngón, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể. Điều trị sớm giúp trẻ tự tin, vận động tốt, đảm bảo chức năng thẩm mỹ.

New Volume Lash by Bonna Beauty: Sydney Best EyeLash Extension near Bankstown Revesby Campsie.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật