Hai Ngôi Chùa Nổi Tiếng Tại Núi Cấm An Giang

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
An Giang nổi tiếng với thắng cảnh thiên nhiên hữu tình mà điểm nhấn là khu vực Bảy Núi, tức là sự hiện diện của 7 ngọn núi có địa hình phức tạp và rất đẹp là: Núi Cấm (Thiên Cẩm sơn), Núi Cô Tô (Phụng Hoàng sơn), Núi Dài (Ngọa Long sơn), Núi Tượng (Liên Hoa sơn), Núi Két (Anh Vũ sơn), Núi Nước (Thủy Đài sơn) và Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ sơn).
Hai Ngôi Chùa Nổi Tiếng Tại Núi Cấm An Giang
Ảnh minh họa

Trong đó nổi tiếng nhất là ngọn núi Cấm luôn thu hút đông đảo du khách leo núi, tham quan vì sở hữu rất nhiều thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp quyến rũ, khung cảnh tựa chốn bồng lai vì có nhiều ngôi chùa trong vùng mà nổi tiếng hai ngôi chùa đẹp, khang trang, linh thiêng là: Chùa Vạn Linh và Chùa Phật Lớn.

Khu vực Núi Cấm An Giang

Chùa Vạn Linh

Chùa Vạn Linh còn có tên gọi khác là chùa Lá nằm trên núi Cấm vùng Thất Sơn thuộc ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Núi Cấm có độ cao 716 mét, còn chùa Vạn Linh nằm ở độ cao 550 mét. Chùa Lá được Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn năm 1927, ban đầu được dựng đơn sơ chỉ là một ngôi tự bằng tranh. Năm 1941, ngôi am tự được trùng tu với quy mô lớn hơn, nhưng vào những năm 1945 – 1946 thì chùa bị chiến tranh tàn phá hưu hỏng. Đến năm 1976 chùa được xây dựng tạm trở lại và năm 1994, Hòa thượng Thích Trí Tịnh là đệ tử của Hòa thượng Thích Thiện Quang đã nhận việc trùng tu xây dựng lại ngôi chùa quy mô hơn, khang trang hơn với diện tích 6 ha dưới sự đồng ý cấp giấy phép xây dựng của chính quyền Tỉnh. Chùa được xây dựng với các hạng mục: chánh điện, nhà tổ, bảo tháp, trai đường, lầu chuông, tháp Tổ …đẹp và vô cùng trang nghiêm.

Chính điện với Điện Phật được bày trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí bảo tượng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng bằng đá nguyên khối, nặng 2 tấn được tạc vào năm 1997 sau đó được vận chuyển lên chùa bằng đường rừng. Hai bên tượng đức Phật đặt hai phù điêu bằng đá Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía trước điện Phật đặt hai phù điêu bằng đá Hộ Pháp và Tiêu Diện. Ở hậu điện, Tổ sư Đạt Ma cũng là phù điêu bằng đá.

Xem Video: Chùa Vạn Linh (Chùa Lá) núi Cấm - Châu Đốc

//

Chính điện chùa Vạn Linh

Sân trước chùa có xây nhiều bảo tháp. Trong đó có: Bảo tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang 3 tầng, Tháp chuông hình bát giác cao 2 tầng, tầng trên tôn trí tượng Đức Phật A Di Đà, tầng trệt tôn trí tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đá nguyên khối, đồng thời tại tháp này còn được treo quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn.

Trong số bảo tháp thì nổi bậc là Bảo cát Quan Âm cao 40 mét được xây dựng theo kiến trúc mẫu Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ gồm có 7 tầng (không kể tầng trệt và tầng nóc) để tôn trí thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý. Tầng trên cùng thờ Xá lợi Phật, Tầng 7 của Bảo cát Quan Âm thờ Xá lợi đức Phật Thích Ca, Tầng 6 thờ Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho lòng đại bi, Tầng 5 thờ Bồ Tát Đại Thế Chí tượng trưng đại lực, Tầng 4 thờ Bồ Tát Văn Thù tượng trưng đại trí, Tầng 3 thờ Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng đại hạnh, Tầng 2 thờ Bồ Tát Địa Tạng tượng trưng đại nguyện, tầng 1 thờ Bồ Tát Di Lặc tượng trưng đại từ. Còn tầng trệt đặt tượng Bồ Tát Quán Thế Âm để quý Phật tử, du khách hành hương được lễ bái.

Ngoài ra, trong khuôn viên còn có một số công trình khác được xây dựng như: Niệm Phật đường, nhà cho chư tăng tu học, giảng đường, nhà khách, trai đường, nhà bếp, vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh), tượng sáp Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh…

Chùa Phật Lớn

Chùa Phật Lớn còn có tên gọi khác là Thiền viện chùa Phật Lớn. Đây cũng là một ngôi chùa lớn rất nổi tiếng của khu vực núi Cấm. Chùa Phật Lớn tọa lạc ở độ cao 526 mét của núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Xem Video: Toàn cảnh chùa Phật lớn núi cấm.an giang

//

Chùa Phật Lớn được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1912. Người có công khai sơn chùa là tu sĩ Bảy Do, tên thật là Nguyễn Văn Long người làng An Hội, tỉnh Bến Tre. Chùa nổi tiếng với pho tượng Phật lớn nhất trong vùng với chiều cao 33,60 mét và để phân biệt với ngôi chùa Phật Nhỏ nằm ở hướng phía đông nên chùa này được đặt với tên gần gũi là chùa Phật Lớn.

Pho tượng Phật nổi tiếng tại chùa là Tượng Đức Phật Di Lặc trọng lượng 600 tấn đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) công nhận là bức tượng Di Lặc lớn nhất Việt Nam vào 2/1/2006 và ngày gần đây là ngày 2/3/2013, tượng Phật Di Lặc được xác lập kỷ lục châu Á. Tháng 7 năm 2008, chùa Phật Lớn được tôn tạo lại trên nền cũ, và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha, gồm khu chánh điện, nhà chuông, khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước… để phục vụ cho việc thờ cúng và cho khách đến hành hương hay vãng cảnh. Năm 2007 chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần mới có được diện mạo bề thế, khang trang và mở rộng khuôn viên trên 13 ha như hiện nay. Để viếng chàu Phật Lớn ngày nay rất dễ dàng thì đã có đường đường bê tông từ dưới chân núi lê‌n đỉn‌h.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật