Da khô bị tróc vảy cảnh báo loạt bệnh chị em đừng lơ là

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Da là vùng thường tiếp xúc nhiều với hó‌a chấ‌t, khói bụi và nắng gió. Vì vậy mà nó cần có biện pháp chăm sóc đặc biệt, nhất là vào mùa đông. Nếu không được dưỡng ẩm đủ thì da dễ bị khô, lâu dài có thể bị nứt nẻ và khiến da khô bị tróc vảy.
Da khô bị tróc vảy cảnh báo loạt bệnh chị em đừng lơ là
Ảnh minh họa

Làn da là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Nó tạo nên vẻ bề ngoài và cho chúng ta có được xúc giác, cảm giác về nhiệt độ và bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Tuy nhiên, khi da bị khô, tróc vảy, ngứa và đau, các chức năng da không còn hoạt động hiệu quả như trước. Xúc giác kém nhạ‌y cả‌m đi, nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời tăng lên và quá trình lão hóa sớm được đẩy nhanh, từ đó da dễ bị viêm nhiễm. Tránh được điều này là hoàn toàn có thể và các giải pháp thường tập trung xung quanh quy trình chăm sóc đối với làn da khô.

Các mức độ khô da

Khô da là nguyên nhân chính gây nên phần lớn những lo lắng về tình trạng da của mình, khi có tới 40% cuộc gặp với bác sĩ da liễu liên quan đến vấn đề khô da. Khô da có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên c‌ơ th‌ể, nhưng thường gặp nhất là tại các vùng tay, chân, đầu gối, khuỷu tay và vùng mặt vì đây là những vùng da hở. Da khô bị tróc vảy có thể góp phần dẫn đến quá trình lão hóa sớm.

Khi các vùng da trên c‌ơ th‌ể bị khô, các vùng này thường có cảm giác căng, tróc vảy, ngứa và gây đau rát, thậm chí trở nên khô ráp và nứt nẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào khô da cũng là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này mà nó còn phụ thuộc vào mức độ khô và vùng da bị ảnh hưởng.

- Da khô nhẹ: Ban đầu tình trạng khô chỉ biểu hiện với cảm giác căng nhẹ trên da và cảm thấy chút khô ráp.

- Da khô: Sau đó khi da tiếp tục mất đi độ ẩm, làn da trở nên thô hơn, có thể có vết nứt hoặc tróc vảy và thường có cảm giác ngứa.

- Da khô nặng: Nếu tình trạng khô da không được điều trị hoặc chăm sóc da không hiệu quả, làn da có thể bị tổn thương nhiều hơn, da căng và trở nên khô ráp và nứt nẻ và cảm thấy ngứa dữ dội.

Da bị khô tróc vảy là dấu hiệu của bệnh gì?

Xerosis là thuật ngữ y học cho bệnh khô da. Tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp; ’Xero’ nghĩa là ’khô’ và ’osis’ nghĩa là ’bệnh’. Khi da bị khô tróc vảy, đó là lúc bạn cần tìm hiểu xem đây có phải dấu hiệu của bệnh hay không. Một số căn bệnh với triệu chứng da bị khô và tróc vảy là:

viêm da cơ địa

Đây là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng... Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.

Vẩy nến

Ở một người bình thường luôn diễn ra quá trình tế bào da cũ chết đi, bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Còn ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này lại diễn ra nhanh gấp 10 lần khiến các tế bào da cũ và mới dồn lại tạo thành những mảng dày, có vảy trắng. bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở lứa tuổi từ 15 - 23 tuổi hoặc ở muộn hơn từ 50 tuổi trở lên. bệnh có biểu hiện rất đa dạng, xuất hiện ở nhiều mức độ song ở mức độ nào nó đều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Da khô do thiếu vitamin

Da khô có thể là do thay đổi thời tiết trong năm, hay tác dụng phụ từ các sản phẩm bạn đang sử dụng, đôi khi là ảnh hưởng của tuổi tác hoặc di truyền.

Chúng ta nên chú ý đến vai trò quan trọng của vitamin D khi nói đến sức khỏe của da, đặc biệt là những bệnh liên quan đến tình trạng da dị ứng, chẳng hạn như bệnh chàm và bệnh vẩy nến, có thể có các triệu chứng bong tróc da. Chúng ta hấp thụ vitamin D chủ yếu từ ánh sáng mặt trời, do đó có thể giải thích tại sao tình trạng này lại gia tăng vào mùa đông.

Chịu ảnh hưởng từ tuyến giáp

Da khô là một trong những triệu chứng chính của tuyến giáp kém hoạt động. Tăng cường tập thể dục và chú tâm vào một số chế độ ăn kiêng cũng là những cách tự nhiên để giúp điều chỉnh tuyến giáp của bạn.

Các bệnh về trao đổi chất (bệnh đái tháo đường và các bệnh về thận).

Nếu bạn thấy lo ngại hay không chắc chắn về các triệu chứng của mình, hoặc khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn trực tiếp.

Căng thẳng quá độ

Một tác nhân chính khác gây kíc‌h thí‌ch nội tiết tố có thể là do căng thẳng mãn tính, nó gây ra sự giải phóng các hormone và chất gây viêm, theo đó có thể dẫn đến các mảng da bong tróc và khô, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh như chàm da và bệnh vẩy nến.

Da khô do thiếu dinh dưỡng

Da khô đơn giản có thể là do thiếu một số chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Nên ăn nhiều chất béo chất lượng tốt dưới dạng axit béo omega 3, chẳng hạn như cá có dầu, thịt và trứng; các loại dầu tốt cho sức khỏe có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như bơ, dừa, ô liu và dầu ô liu ép lạnh. Ngoài ra còn có sữa chua tự nhiên đầy đủ chất béo và phô mai làm truyền thống cũng cung cấp các vitamin tan trong chất béo cần thiết và các chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp duy trì da khỏe mạnh.

Nguyên nhân khiến da bị khô tróc vảy

Các nhân tố bên ngoài:

- Yếu tố môi trường: Thời tiết khắc nghiệt - nóng, lạnh và không khí khô.

- Tia cực tím (tia UV).

Các nhân tố bên trong:

- Các tác nhân di truyền.

- Các tác nhân về nội tiết tố.

- Chế độ ăn uống.

- Tuổi tác.

Các nhân tố khác:

- Chăm sóc da không đúng cách.

- Phơi nắng.

- Các tác hại do yếu tố nghề nghiệp.

- Mất nước.

- Hút thuốc.

- Tác dụng phụ của thuốc.

Quá trình chăm sóc da khô bị tróc vảy

Khô da gây ra do suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da, dẫn đến mất độ ẩm và khả năng giữ nước do suy giảm các nhân tố dưỡng ẩm. Vì vậy, da khô thường cần một quy trình chăm sóc da không làm tổn thương thêm hàng rào bảo vệ và giúp thay thế cho các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên bị thiếu hụt.

- Nên bôi kem dưỡng ẩm phù hợp cho vùng da bị tác động.

- Đảm bảo rằng bạn uống đủ nước - đặc biệt đối với người lớn tuổi.

- Hạn chế thời gian ở ngoài trời với thời tiết nóng và lạnh, sử dụng máy làm ẩm không khí khi bật lò sưởi trong nhà.

- Giảm thời gian tiếp xúc với nước nóng bằng cách tắm nhanh hơn thay vì tắm lâu như thói quen.

- Dùng găng tay khi rửa chén sẽ làm giảm việc tiếp xúc với nước nóng và các chất tẩy rửa mạnh.

- Mặc quần áo với nguyên liệu tự nhiên như cotton và lụa không làm kích ứng da. Len cũng là nguyên liệu tự nhiên nhưng nó có thể gây kích ứng da, vì vậy nên tránh tiếp xúc trực tiếp.

- Dùng bột giặt không chứa phẩm màu hoặc hương liệu, vì các chất này có thể nằm lại trên quần áo sau khi giặt và gây kích ứng da.

+ Dùng các sản phẩm chăm sóc da không chứa hương liệu, phẩm màu và chất bảo quản paraben để tránh gây kích ứng.

Với trường hợp da khô bị tróc vảy do bệnh tiểu đường hay vẩy nến cần có các sản phẩm chăm sóc phù hợp tùy thuộc vào mức độ khô, và các em bé hay trẻ nhỏ bị da khô do bệnh viêm da cơ địa cũng cần có các sản phẩm chăm sóc da thích hợp. Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho trẻ em, bạn nên nhớ kiểm tra độ tuổi sử dụng thích hợp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật