Tấn công nhà máy lọc dầu Saudi Arabia: Venezuela có lợi?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ tấn công cơ sở dầu khí của Saudi Aramco đã khiến thị trường thiếu hụt nguồn cung, Ấn Độ đã tăng mua dầu Nga.
Tấn công nhà máy lọc dầu Saudi Arabia: Venezuela có lợi?
Vụ tấn công vào cơ sở dầu mở Saudi Arabia đã khiến thị trường năng lượng chao đảo.

Sau khi các cơ sở dầu khí của công ty năng lượng hàng đầu Saudi Arabia bị tấn công, hàng loạt nhà sản xuất dầu mỏ trên khắp thế giới như Nga, Mỹ đều lên tiếng về khả năng cung ứng đủ lượng dầu, nhằm tránh cú sốc cho thị trường thế giới.

Tuy nhiên, cơn sốc vẫn xảy ra và các khách hàng lớn châu Á vẫn đang lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung của Saudi Arabia sau vụ việc.

Khoảng 1 năm qua, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung của Saudi Arabia, sau khi Mỹ trừng phạt Venezuela và Iran.

Tổng cộng, các nước châu Á chiếm tới 72% xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia, tương đương 5 triệu thùng dầu một ngày, theo hãng tư vấn năng lượng Wood Mackenzie.

Theo báo cáo năm 2017 của Học viện Công nghệ Massachusetts, đây là ba quốc gia nhập khẩu dầu thô đứng thứ nhất, thứ 4 và thứ 5 thế giới.

Wall Street Journal dẫn các nguồn tin thân cận cho thấy, Saudi Arabia đã thông báo với các khách hàng Ấn Độ và Trung Quốc rằng họ sẽ không thể xuất khẩu sang các thị trường này nhiều dầu nhẹ như đơn hàng đã định. Thay vào đó, họ sẽ chuyển đến loại dầu nhẹ hơn.

Năm nay, Saudi Arabia đã vượt Nga để trở thành nguồn nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Trung Quốc. Hồi tháng 7, Trung Quốc nhập khẩu 44,75 triệu tấn dầu thô từ đây, tương đương 17% tổng dầu nhập khẩu tháng đó. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Mỹ cũng đang giảm vài tháng gần đây, do chiến tranh thương mại hai bên leo thang.

Số liệu chính thức của Nhật Bản cũng cho thấy một phần ba nguồn cung dầu tại Nhật Bản là từ Saudi Arabia. Nước này hiện có số dầu dự trữ tương đương 230 ngày và đang cân nhắc sử dụng nếu cần, Bộ trưởng Thương mại Isshu Sugawara cho biết.

Hiệp hội Dầu mỏ Hàn Quốc ước tính dầu mỏ từ Saudi Arabia chiếm gần 30% tổng nhập khẩu dầu năm ngoái. Bộ Năng lượng nước này cho biết sẽ cân nhắc dùng dầu dự trữ từ kho chiến lược và làm việc với các nhà máy lọc dầu để đảm bảo nguồn cung thay thế từ các nước sản xuất khác, nếu tình hình chuyển xấu.

Trong khi đó, Ấn Độ đã có lựa chọn riêng, đó là từ Nga. Bộ trưởng Dầu khí Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết thông tin này.

Ông Dharmendra Pradhan cho biết, ông đã gặp Giám đốc điều hành của nhà sản xuất dầu mỏ Rosneft, ông Igor Sechin, để thảo luận về khả năng nhập khẩu dầu. Bốn công ty Ấn Độ có kế hoạch tăng đầu tư vào các mỏ dầu của Nga.

Để cung cấp dầu lập tức cho thị trường, nước Nga cũng đã tuyên bố sẵn sàng mở kho dự trữ của mình tuy nhiên có thể Moscow cũng không cần đến điều đó. Nga đã tăng nhập khẩu dầu từ quốc gia Nam Mỹ Venezuela để chuyển cho các khách hàng Ấn Độ và Trung Quốc.

Công ty dầu mỏ lớn của Nga Rosneft tháng trước đã trở thành khách hàng lớn của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA), tạo điều kiện vận chuyển dầu của nước này sang Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo các chương trình xuất khẩu của công ty và dữ liệu Refinitiv Eikon, Rosneft dường như đã mua khoảng 40% xuất khẩu của PDVSA trong tháng 7 và hơn 66% trong tháng 8. Đây là một nỗ lực lớn từ Nga nhằm giúp Venezuela giảm bớt tổn thất do lệnh trừng phạt của Mỹ. Quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào hoạt động xuất khẩu "vàng đen" (chiếm tới 95% doanh thu xuất khẩu).

Việc gia tăng cung ứng dầu mỏ cho Ấn Độ và Trung Quốc từ nguồn cung Venezuela trong bối cảnh quốc tế phức tạp như hiện nay đang khiến Nga trở thành cánh tay điều khiển thị trường dầu mỏ trên thế giới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật