Sự tích cậu bé thần đồng

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự tích cậu bé thần đồng – Giai thoại về trạng nguyên trẻ nhất lịch sử Việt Nam. Từ một cậu bé thông minh nhờ siêng năng học hành, cậu bé đã đỗ trạng nguyên.
Sự tích cậu bé thần đồng
Ảnh minh họa

Sự tích cậu bé thần đồng là những giai thoại kể về tài đối đáp thông minh, linh hoạt của một cậu bé đã thi đỗ trạng nguyên từ khi còn rất trẻ. Cậu bé này đã trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam. Các em cùng đọc một số giai thoại về cậu bé thần đồng này nhé!

Ngày xưa, nhà vua có lòng mến mộ và trọng dụng người tài nên thường truyền cho các quan lại đi khắp nơi để tuyển lựa người tài đức trong dân gian ra giúp nước. Hôm đó, một viên quan dắt ngựa qua cánh đồng thì gặp hai cha con người nọ, bèn cất lời hỏi:

– Này, bác nông dân, trâu của bác một ngày cày được bao nhiêu luống đất?

Bất ngờ gặp câu hỏi kì lạ, người bố lúng túng còn chưa biết trả lời quan như thế nào, cậu bé đã nhanh nhẹn thưa:

– Bẩm quan, ngựa của ngài cưỡi, đi được bao nhiêu bước một ngày?

Sự ứng đáp khôn ngoan của cậu bé làm vị quan kia rất vừa lòng, ông về tâu lại với nhà vua. Để thử tài cậu bé, vua ban thưởng cho dân làng ba thúng nếp ngon và ba con trâu đực để nuôi. Vua ra lệnh, khi trâu lớn phải đẻ ra nghé. Lệnh vua làm dân chúng trong làng sợ hãi và lo lắng. Cậu bé bình tĩnh nói:

– Xin dân làng đừng lo lắng, xin hãy chuẩn bị cho bố con tôi sẽ lên kinh đô lo chuyện này.

Lên tới kinh đô, gặp được vua, cậu bé quỳ xuống và khóc ầm lên.

– Con muốn có em mà bố con lại không chịu đẻ em bé.

Nghe xong, Vua và các quan cười ngất. Vua nói:

– Bố con là đàn ông thì sao đẻ được!

Cậu bé thôi khóc, hỏi lại vua:

– Thế thì trâu đực vua ban cho dân làng con làm sao đẻ ra nghé được ạ?

Vua sai một viên quan đưa đến cho cậu bé một con chim nhỏ và truyền cho cậu bé giết chim để làm tiệc cho vua ăn. Cậu bé thưa lại:

– Xin tâu lại với vua, hãy lấy cây kim khâu và rèn kim thành dao to và sắc để tôi làm thịt chim.

Phục tài và trí thông minh của cậu bé, vua cho người đến dạy chữ và võ cho cậu.

Một hôm, sứ giả nước láng giềng dâng vua một vỏ ốc và sợi chỉ, thách rằng:

– Nếu luồn được sợi chỉ qua vỏ ốc thì hai nước kết giao; nếu không sẽ phải mất một phần đất.

Bí quá, vua đành sai quan đi hỏi cậu bé. Cậu bé đọc một bài thơ cho quan nghe, để về trình vua:

“Tích tịch tình tang.
Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.”

Bài thơ có ý là: Lấy sợi chỉ buộc ngang lưng một con kiến càng, cho nó bò vào vỏ ốc.

Con kiến càng chui qua vỏ ốc một cách dễ dàng. Vua và cả triều đình mừng rỡ. Sứ thần thán phục tài trí kiệt xuất này, đành rút quân về, không đòi chia đất của nước ta nữa.

Cậu bé được gọi là Thần Đồng. Lớn lên, với sự thông minh và siêng năng học hành, cậu bé đã thi đậu trạng nguyên.

Đây chính là giai thoại về trạng nguyên Nguyễn Hiền ngày xưa.

Nguyễn Hiền sinh năm 1234 (có tài liệu ghi năm 1235), người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định).

Ông mồ côi cha từ bé và được mẹ cho theo học sư thầy trong làng. Cậu bé Nguyễn Hiền sớm thể hiện tư chất vượt trội, học tập rất nhanh. 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh thần đồng.

Năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi đầu tiên nhằm chọn hiền tài phục vụ đất nước. Trong khoa thi năm đó, lần đầu tiên trong lịch sử có 3 sĩ tử đỗ đầu đều là những người trẻ. Trạng nguyên Nguyễn Hiền mới 13 tuổi, Bảng nhãn Lê Văn Hưu 1‌8 tuổ‌i và Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi. Vì vậy, Trạng nguyên Nguyễn Hiền được coi là “Khai quốc Trạng Nguyên” và là trạng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.

Ý nghĩa sự tích cậu bé thần đồng

Qua sự tích cậu bé thần đồng, các em thật khâm phục tài năng ứng đối của trạng nguyên Nguyễn Hiền khi còn nhỏ phải không các em? Có được tài năng đó một phần nhờ trí thông minh. Nhưng phần quan trọng là nhờ Nguyễn Hiền chịu khó học từ nhỏ.

Ở trường mầm non, trường tiểu học, bên cạnh các trò chơi bổ ích cùng bạn bè. Các em được học thêm về ngữ văn, toán học, ngoại ngữ, âm nhạc,… Tuy áp lực học tập không đè nặng lên các em nhưng chính việc các em chịu khó học tập ở lớp và ở nhà, ngày ngày tháng tháng, những kiến thức đó sẽ góp phần bồi dưỡng tài năng của các em đó!

Chúc các em luôn vui, chăm ngoan và học tốt nhé!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật