Thân thế gia đình hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải: Giúp người dân thôi chứ không có tiền bạc gì hết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong các cuộc gọi đến cho anh Hải được bật loa ngoài, có người đề nghị được hỗ trợ chi phí cho anh cùng anh em hiệp sĩ, câu trả lời của anh Hải là: “Hiệp sĩ giúp thôi chớ không có tiền bạc gì hết”.
Thân thế gia đình hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải: Giúp người dân thôi chứ không có tiền bạc gì hết
Ảnh minh họa

“Không có tiền bạc gì hết”

Trong các cuộc gọi đến cho anh Hải được bật loa ngoài, có người đề nghị được hỗ trợ chi phí cho anh cùng anh em hiệp sĩ, câu trả lời của anh Hải là: “Hiệp sĩ giúp thôi chớ không có tiền bạc gì hết”.

Trao đổi với Zing.vn, bà Nguyễn Thị Kim Thúy (Chủ tịch UBND phường Phú Hòa, Chủ nhiệm CLB Phòng chống tội phạm) cho biết mỗi tháng, CLB hỗ trợ xăng xe cho các anh em trong CLB để đi tuần tra. Mỗi khi các anh em hiệp sĩ hoàn thành tốt công việc, bắt được nhiều vụ thì nhận được khen thưởng.

Anh Hải kể thêm là được cho 60 lít xăng/tháng, nhưng riêng anh chạy xe một ngày đã tốn 5 lít, chưa kể còn mười mấy anh em khác.

“Làm cái này là tôi bỏ tiền túi ra”, anh Hải nói.

Xem Video: Tâm sự của “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải khi rời CLB phòng chống tội phạm?

//

Thấy phóng viên nhiều lần tỏ vẻ hoài nghi về việc các hiệp sĩ không nhận báo đáp từ các nạn nhân, cũng không nhận hay xin tài trợ từ tổ chức, cá nhân nào ngoại trừ nước suối để uống, anh Hải cười: “Không tin phải không? Tôi đâu có xin tiền ai. Vậy mà anh em cũng tự nguyện theo”.

Theo lời anh, gia đình có cửa hàng vật liệu xây dựng, cộng thêm việc anh có mặt bằng để cho các cửa hàng lớn thuê nên mang lại thu nhập, đủ để trang trải hoạt động cùng anh em. Đơn cử như một người nghe, nhận điện thoại báo án cũng được anh trả công 6 triệu đồng/tháng.

“Anh Hải lo hết, từ xăng, dầu đến ăn uống cho mười mấy người”, anh Trung nói như để khẳng định cho việc các anh em hiệp sĩ trong nhóm anh Hải đều tự thân vận động.

Cũng như anh Hải hay anh Trung, Nam cũng thừa nhận công việc này “không mang lại thu nhập cho em và mẹ”.

“Nhiều khi cũng có người nói hiệp sĩ nhận tiền hay gì đó, nhưng quả thật tụi em làm không công. Mới đầu nghe điều tiếng thì cũng buồn, nhưng nghe riết cũng quen. Mình cứ bỏ ngoài tai để giúp xã hội chứ không có vì lời đó mà bỏ công việc đang làm được”, cậu hiệp sĩ 24 tuổi trải lòng.

Nhìn thấy hoạt động của nhóm CLB PCTP do anh Hải đứng đầu, nhiều người cũng đã đặt ra câu hỏi về thân thế cũng như kinh phí hoạt động đó được hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải lấy từ đâu ra khi từ chối mọi khoản tài trợ (trừ mấy chai nước suối uống cho đỡ khát), thì bài đăng mới đây nhất của đội trưởng đội hiệp sĩ TP.HCM đã hé lộ tất cả.

Theo đó, bài viết này ghi:

Trước khi có Đội Săn Bắt Cướp TP HCM và Đội Hiệp Sĩ TP HCM, tôi cùng Lâm Hiếu Long và một số người khác thường xuyên chạy lên Bình Dương gặp và giao lưu cùng anh Nguyễn Thanh Hải.

Chúng tôi hỏi anh về cách làm của một CLB phòng chống tội phạm theo cách Chính Quy, được địa phương công nhận để nghiên cứu và về TP HCM làm thủ tục xin chính quyền địa phương thành lập mô hình tương tự. Tuy nhiên, TPHCM vẫn chưa có cơ chế thành lập các CLB PCTP lúc đó và mãi tận đến bây giờ.

Anh Hải, người chưa bao giờ ích kỷ hay giấu nghề. Anh em cứ chưa hiểu gì, thắc mắc gì, thì cứ gọi cho anh Hải, mọi thắc mắc ấy sẽ được hướng dẫn và giải đáp trong 30s.

Xem Video: Người dân khóc, động viên hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải tiếp tục bắt cướp

//

Tấm ảnh đầu tiên tôi gặp hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải vào cuối năm 2013, đầu 2014. Từ buổi gặp gỡ này, anh Hải đã truyền cho tôi rất nhiều nguồn cảm hứng, một thứ niềm tin chiến đấu rất lạ.

TP HCM chúng ta sau đó có được một nhóm PCTP với thành tích vượt trội sau khi gặp Nguyễn Thanh Hải, người chỉ huy Đội Hiệp Sĩ TP HCM lúc bấy giờ là tôi.

Sau khi tôi hoạt động mạnh mẽ và làm tốt công tác phong trào, mô hình hiệp sĩ đã được nhân rộng ra các quận huyện khác, rất nhiều nhóm đã hoạt động rất có hiệu quả.

Thời đó đi làm hiệp sĩ vui lắm các bạn, vì tội phạm nó chưa có tinh vi và thủ đoạn như bây giờ. Bắt cướp thời đó như bắt heo trong chuồng vậy, chịu khó vất vả và vật nhau tí là có thể bắt được. Còn trộm cướp bây giờ thằng nào cũng được “người lạ ơi” đào tạo kiến thức về luật pháp, các kỹ năng cơ bản để có thể thoát tội khi chẳng may bị bắt.

Có thể nhiều người không hiểu được bất cập anh Hải đang vướng phải, khiến anh phải nói lời giã từ, nhưng tôi thì hiểu, tôi hiểu hết, dù chưa gọi cho anh Hải cuộc nào từ lúc hay tin đến giờ.

Bất cập về quy chế làm việc chỉ là một chuyện rất nhỏ, chuyện hoạt động ngoài địa bàn được cho phép là chuyện hết sức bình thường, miễn sao khi người dân nhờ và họ xác định có dấu hiệu phạm pháp hay phạm tội quả tang thì họ đều được phép bắt giữ.

Thế nhưng khi họ về các địa phương khác và bắt giữ đối tượng ở đó, thì các ông bụng bự ngồi bàn giấy lại cho rằng vuốt mặt không nể mũi, đáng lẽ phải xin phép các ông trước rồi mới bắt, bla bla.

Sau đó thì báo cáo về đơn vị chủ quản của CLB PCTP nơi anh Hải đang hoạt động, đáng lẽ ra chính quyền địa phương phải bảo vệ hoặc bênh vực anh Hải, đằng này họ chỉ trích anh trong cuộc họp, xem anh như kẻ tội đồ chứ không phải người vừa bắt xong một vụ trộm.

Giữa cái xã hội nhiễu nhương này, mô hình hiệp sĩ bây giờ như cái chợ, 10 ông thì hết 9 ông mất chất, không am hiểu luật pháp, ra đường làm bậy. Nên những con người như Nguyễn Thanh Hải vẫn luôn là người hiếm có khó tìm. Ít ai biết, anh Hải luôn là đầu tàu của Hiệp Sĩ Bình Dương, anh em trong nhóm khó khăn hay chi phí ăn uống, xăng cộ khi đi giúp đời, anh Hải đều lo tất cả.

Tiền ở đâu ra hả? Nguyễn Thanh Hải thuộc dạng công tử bột đấy, gia đình anh ấy toàn định cư bên nước ngoài, tôi nhớ tiệm bánh ABC trên Bình Dương vẫn đang thuê đất của anh Hải để kinh doanh đấy.

Thay vì hưởng thụ, chơi bời, hay ở nhà bình yên bên cạnh vợ con, anh Hải ảnh vẫn chọn cho mình một lựa chọn hết sức nguy hiểm, tốn kém và thiệt thòi.

Tính đến thời điểm này anh Hải và đồng đội cũng đã triệt phá được hơn 3.600 vụ, bằng thành tích 10, thậm chí 15 năm của Công An ở một tỉnh lẻ cộng lại.

Tất cả chúng ta đều nợ những con người như anh Nguyễn Thanh Hải một lời cảm ơn, những kẻ làm cho xã hội trở nên xấu xí hơn và có hành vi vùi đập thì nợ anh ấy lời xin lỗi.

Những giọt nước mắt của Nguyễn Thanh Hải đã rơi khi nói lời từ biệt CLB PCTP, đồng nghĩa với việc Bình Dương mất đi một người hùng thầm lặng mà nhiều thập kỷ sau họ cũng sẽ không có được.

Và những giọt nước mắt đó, cũng là lời cảnh báo đến lãnh đạo Bình Dương và các tỉnh lân cận trong thời gian sắp tới về một tình hình an ninh trật tự không mấy tốt đẹp, nếu như không muốn dùng 2 từ “tồi tệ”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật