Sau 8 năm chạy chữa tốn kém, người mẹ hiếm muộn sẵn sàng ngồi xe lăn để giữ con

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hành trình 8 năm chạy chữa tốn kém, cạn kiệt từ sức khỏe tới tinh thần, nhiều lần tưởng chừng buông tay không thể tiếp tục đi tìm con bởi mâu thuẫn vợ chồng cứ ngày một lớn… Cuối cùng, chị Nguyễn Thị Chắt và anh Nguyễn Đức Anh (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã có được tổ ấm trọn vẹn vào đầu năm 2019, với hai công chúa sinh đôi xinh xắn trong lần IVF đầu tiên tại IVF Tâm Anh, Hà Nội.
Sau 8 năm chạy chữa tốn kém, người mẹ hiếm muộn sẵn sàng ngồi xe lăn để giữ con
Gia đình hạnh phúc với đầy đủ mảnh ghép của chị Chắt và anh Đức Anh sau 8 năm kiếm tìm

Hành trình tìm con đong đầy nước mắt

Khi được hỏi về quãng đường tìm con, chị Chắt không giấu được nỗi xúc động. Bằng giọng nghèn nghẹn, chị hồi tưởng lại những năm tháng khó khăn chồng chất không biết chia sẻ cùng ai: “Gần 10 năm rồi, nhưng tôi không thể quên ngày đầu tiên bắt đầu hành trình tìm con, chính là những ngày đầu năm 2011…”

10 năm trước, khi vừa tròn đôi mươi – độ tuổi đẹp nhất của thì con gái, chị kết hôn cùng anh. Như bao cặp uyên ương khác, anh chị mong sớm có con bồng con bế cho ấn cửa vui nhà. Họ hàng nội ngoại cũng nghĩ rằng đôi vợ chồng son sẽ sớm có tin vui, vậy mà sau hơn một năm vẫn chưa thấy. Ban đầu chỉ là những lời hỏi han quan tâm, sau đó là những lời thúc giục, kèm lo lắng, và hối thúc anh chị đi khám để tìm nguyên nhân.

Không chịu được áp lực từ gia đình và cũng mong con, hai vợ chồng chị khăn gói lên bệnh viện tại Hà Nội để thăm khám. Sau một loạt các kiểm tra xét nghiệm, hai vợ chồng bủn rủn tay chân khi nhận kết quả chị bị viêm tắc vòi trứng còn anh tin‌ּh trù‌ּng rất yếu dưới mức tiêu chuẩn. Theo lời bác sĩ, nếu muốn sinh con anh chị phải sớm cải thiện mật độ và chất lượng tin‌ּh trù‌ּng để thực hiện phương pháp hỗ trợ sinh sản trước khi quá muộn.

Xem Video: Sinh con sau 10 năm chữa hiếm muộn, lại muốn cho con đi

//

Nghe bạn bè mách bảo, anh chị quyết định tìm đến những thang thuốc nam rồi thuốc bắc với niềm hy vọng sẽ cải thiện phần nào tình trạng bệnh lý. “Ngày ấy, cứ nghe ai giới thiệu ở đâu có thầy lang bốc thuốc chữa hiếm muộn là hai vợ chồng lại tìm đến. Tuy nhiên, sau nhiều năm tháng chữa trị, thậm chí sợ hãi đến ám ảnh với mùi thuốc nam, thuốc bắc, nhưng kết quả vẫn là con số không”, chị kể.

Đầu năm 2014, qua các hội nhóm hiếm muộn, anh chị được biết phòng khám Đa khoa tiết niệu và Nam học Tâm Anh (tiền thân của Khoa tiết niệu – Nam học bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội) có vị bác sĩ chữa vô sinh hiếm muộn rất mát tay, nên đã bàn nhau đến thử “vận may”. Hơn nửa năm kiên trì đều đặn lên phòng khám và uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, kết quả là tin‌ּh trù‌ּng của anh đã đủ điều kiện để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Một ngọn lửa hy vọng nhen nhóm trong lòng anh chị…

Vợ chồng chị chuyển qua một bệnh viện lớn tại Hà Nội để làm thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Sau chuyển phôi đến ngày thứ 9, chị háo hức mua que thử thai, vạch mờ nhạt thứ 2 dần hiện lên khiến tâm trạng chị Chắt lâng lâng hạnh phúc.

“Lần đầu tiên từ khi kết hôn mới biết thử que lên 2 vạch là như thế nào, niềm vui sướng ấy không thốt nên lời” – chị Chắt chia sẻ.

Mang thai, lại là song thai, đại gia đình mừng rỡ chăm sóc “mẹ bầu” từng li từng tí. Quá trình mang thai của chị diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, đến tháng thứ 6, chị Chắt có hiện tượng nhói đau bụng. Bồn chồn, bất ổn, ngay ngày hôm sau anh Đức Anh đưa vợ đi khám, thì cổ tử cung của chị Chắt đã mở 2 phân.

Cuộc đời nghiệt ngã đã tàn nhẫn cướp hai đứa trẻ mà gia đình, họ hàng hai bên và vợ chồng chị ngày đêm mong ngóng…

IVF Tâm Anh – mối duyên lành cho những gia đình hiếm muộn

Sau khi hai bé con bỏ anh chị ra đi ở tháng mang thai thứ 6, chị Chắt đau đớn muốn buông xuôi. Anh Đức Anh vẫn còn vẹn nguyên cảm giác bàng hoàng khi nhớ lại quãng thời gian tăm tối ấy: “vợ chồng tôi lúc ấy thật sự khủng hoảng tinh thần, sốc tâm lý. Vợ tôi ngày ngày giam mình trong phòng khóc một mình, không muốn gặp ai, tuyệt vọng đến cùng cực.”

Gần 6 năm chạy chữa, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc, thời gian và sức lực, cứ ngỡ đã nhận được quả ngọt mà cuối cùng lại là trái đắng. Vợ chồng chị Chắt gần như kiệt quệ về mọi mặt.

“Tâm trạng u uất, hy vọng lụi tàn khiến hai vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, có lúc tưởng sẽ không thể nắm tay nhau tiếp tục hành trình tìm con được nữa. May mắn là ngay cả lúc bế tắc nhất, hai vợ chồng vẫn thương nhau mà gắng gượng…”, chị Chắt nhớ lại, giọt nước mắt lăn dài… Bẵng hai năm sau đó, khi thời gian đã làm lành những vết thương lòng, hai vợ chồng lại tiếp tục động viên nhau cố gắng tiếp tục đi “tìm con”.

Hai bé Su Hào và Bắp Cải luôn mang lại tiếng cười rộn rã cho gia đình

“Đầu năm 2018, tình cờ xem chương trình Chất lượng cuộc sống trên đài truyền hình Quốc gia, tôi gặp lại vị bác sĩ đáng kính ngày nào đã điều trị cho hai vợ chồng cải thiện tình trạng tình trùng yếu. Lại được biết phòng khám Đa khoa tiết niệu và Nam học Tâm Anh nhỏ bé ngày nào đã trở thành bệnh viện Đa khoa Tâm Anh uy tín với nhiều chuyên gia đầu ngành, đặc biệt Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) đã giúp cho hàng nghìn cặp vợ chồng hiếm muộn tìm được hạnh phúc. Lòng lại khấp khởi hy vọng, hai vợ chồng khăn gói lên bệnh viện Tâm Anh ‘tìm con’” – chị Chắt kể.

Giữa năm 2018, chị Chắt và anh Đức Anh đến bệnh viện Tâm Anh thăm khám. Mọi việc diễn ra hết sức thuận lợi. PGS.TS.BS Lê Hoàng trực tiếp thăm khám, điều trị và thực hiện các kỹ thuật chọc trứng và chuyển phôi cho chị. Và 12 ngày sau, chị nhận được kết quả Beta HCG cao ngoài mong đợi (389,6 mIU/ml) trong niềm hạnh phúc ngập tràn.

3 tuần sau chuyển phôi, bác sĩ siêu âm “nhìn” rõ 2 túi ối xinh xắn báo hiệu song thai đang phát triển khỏe mạnh trong c‌ơ th‌ể chị. Vậy là, sau lần IVF đầu tiên tại đây,hai vợ chồng một lần nữa lại chạm tay vào hạnh phúc…

“Lúc ấy hạnh phúc lắm nhưng lần sảy thai trước vẫn ám ảnh trong tâm trí nên tôi vô cùng căng thẳng và lo lắng: Liệu phúc phần của mình có đủ lớn để mình có được một mụn con?” – chị tâm sự.

8 tháng vất vả níu giữ song thai của người mẹ dũng cảm

Để tránh mất mát, tổn thương như lần mang thai trước, chị Chắt cẩn trọng từ những tuần thai đầu tiên. “Anh Đức Anh cũng tâm lý lắm, chăm sóc vợ hết mực, tạo điều kiện cho vợ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hai vợ chồng tôi từ khi có mầm sống thành hình cũng yêu thương và quấn quýt nhau hơn” – chị tâm sự.

Người tính chẳng bằng trời tính, thai kỳ của chị yên ổn cho đến tuần thai thứ 17 bỗng chị bị ra máu ồ ạt. Anh chị lo thắt ruột, vội vàng dắt díu nhau vào bệnh viện tỉnh để khám. Tuy nhiên, vẫn chưa an tâm, chị lại tiếp tục cùng anh đến bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội. Đích thân ThS.BS Đinh Thị Hiền Lê tiếp nhận và thăm khám, đồng thời phát hiện chị Chắt bị nhau tiền đạo vô cùng nguy hiểm.

Xem Video: Tín hiệu vui cho phụ nữ hiếm muộn trên 40 tuổi

//

Trực tiếp điều trị cho chị Chắt, bác sĩ Hiền Lê không khỏi lo ngại: “Thai phụ mang song thai, lại là con quý, nhưng gặp ngay biến chứng thai sản nghiêm trọng trong thai kỳ. Nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai không bám hoàn toàn ở mặt trước và sau đáy tử cung như bình thường mà một phần, hoặc toàn bộ bánh nhau bám vào đoạn dưới tử cung, gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau sinh. Nhau tiền đạo đồng thời cũng gây nên tình trạng đẻ khó, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

Khi ấy, trách nhiệm của người thầy thuốc thúc giục tôi, bằng mọi cách phải giữ thai khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông; bởi vì chỉ cần thêm một bất trắc xảy ra, người mẹ này dù dũng cảm đến mấy cũng suy sụp hoàn toàn”.

Để tiện cho việc khám và chăm sóc thai nhi, vợ chồng chị Chắt quyết định thuê 1 phòng trọ gần bệnh viện. “Lỡ có vấn đề gì, tôi có thể đưa vợ chạy ngay vào bệnh viện để kịp xử trí”, anh Đức Anh cười hiền phân trần. “Mình quen khám ở Tâm Anh rồi, ở đây các bác sĩ ai ai cũng tận tình, giỏi chuyên môn, bảo đi khám chỗ khác cũng chẳng yên tâm.” – chị Chắt tiếp lời chồng.

Suốt những tháng ngày còn lại của thai kỳ, chị Chắt được “lệnh” hạn chế tối đa việc đi lại, chỉ nằm một chỗ và sinh hoạt tại chỗ để tránh trường hợp xuất huyết nguy hiểm cho cả ba mẹ con. Để giúp vợ có tâm lý thoải mái, anh Đức Anh đã tặng vợ một chiếc xe lăn. Cứ chiều chiều, hàng xóm lại thấy người chồng ấy đưa vợ ra công viên cạnh bệnh viện để đi dạo, trò chuyện và… mơ về niềm hạnh phúc đang đến thật gần…

Gìn giữ đến thế, nhưng tuần thứ 23 của thai kỳ, chị Chắt lại bị rỉ ối và mở cổ tử cung. Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội chỉ định nhập viện khẩn cấp để bảo vệ song thai. Từ hôm đó, chị bắt đầu hành trình giữ con với bạn đồng hành là chiếc xe lăn chồng tặng. Anh Đức Anh không muốn xảy ra bất kỳ rủi ro nào cho 3 mẹ con.

“Vậy là Tâm Anh trở thành “nhà”. Suốt quá trình tôi “chiến đấu” để níu giữ hạnh phúc, các bác sĩ không chỉ theo dõi, điều trị mà còn hết lời động viên tinh thần, tạo tâm lý vững chắc cho tôi an lòng dưỡng thai, giữ con yêu.” – chị chia sẻ.

Nhờ sự cố gắng của cả gia đình, đặc biệt với sự đồng hành không mỏi mệt của các bác sĩ khoa Sản bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, hạnh phúc đã cập bến với hai vợ chồng chị Chắt.

Hai bé gái kháu khỉnh, bụ bẫm là Su Hào và Bắp Cải chào đời vào tuần thai thứ 36 bằng phương pháp sinh mổ, giữa những giọt nước mắt hạnh phúc của Bố Mẹ cùng gia đình, hòa cùng nụ cười hiền hậu yêu thương của toàn bộ ekip y bác sĩ khoa Sản, BVĐK Tâm Anh.

Nụ cười hạnh phúc trên gương mặt anh chị khi từng ngày thấy hai con lớn khôn, khỏe mạnh

Đã 8 tháng trôi qua, Su Hào và Bắp Cải đã biết quấn mẹ, hai bé phát triển tốt, rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Căn nhà nhỏ lúc nào cũng rộn rã tiếng nói cười…

“Vợ chồng tôi chẳng mong ước điều gì cao sang, chỉ mong con cứ mạnh khỏe mà khôn lớn. Có như vậy, dù vất vả đến bao nhiêu tôi cũng cam lòng”, người mẹ xúc động nói.

“Tôi muốn nói lời cảm ơn tới BVĐK Tâm Anh, Hà Nội. Cảm ơn đội ngũ y bác sĩ, y tá, điều dưỡng đã giúp đỡ gia đình tôi có 2 thiên thần nhỏ. Ơn này nói một lời cũng không thể kể hết. Xin chúc bệnh viện ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa để giúp đỡ các cặp vợ chồng hiếm muộn chạm tay đến ước mơ có con yêu như vợ chồng tôi.”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật