Phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hiện nay, dịch sốt xuất huyết (SXH) bắt đầu bùng phát trên cả nước và đã có rất nhiều trường hợp xuất hiện các triệu chứng nặng của SXH. Tính đến tháng 9/2019, cả nước đã có trên 200.000 người mắc bệnh SXH, trong đó có 36 trường hợp t‌ử von‌g, chủ yếu là khu vực phía Nam.
Phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Lực lượng chức năng phun hó‌a chấ‌t tại gia đình bệnh nhân sốt xuất huyết ở xã Thống Nhất (TP Hòa Bình).

Tại Hòa Bình, dịch SXH đã xuất hiện và lây lan rất nhanh. Do chưa có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu, nên nguy bùng phát dịch rất cao nếu không có các biện pháp phòng, chống kịp thời.

Theo số liệu thống kê của Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh), thời gian gần đây, dịch SXH tăng đột biến. Tính đến ngày 19/9, toàn tỉnh ghi nhận 48 ca, tăng 41 ca so với cùng kỳ năm trước. Huyện có số ca bệnh mắc cao nhất là Kim Bôi (11 ca), Lạc Sơn (7 ca), Lương Sơn và Yên Thủy (6 ca)… Trong tổng số 48 ca thì có đến 44 ca ngoại lai, chủ yếu từ Hà Nội và 4 ca nội sinh ở các huyện: Kim Bôi, Lạc Thủy, Cao Phong và TP Hòa Bình.

Xem Video: vệ sinh môi trường phòng chống dịch sốt xuất huyết 

//

Về tình hình ổ dịch, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 11 ổ dịch SXH tại: Yên Thủy (1 ổ), Kim Bôi (3 ổ), Đà Bắc (2 ổ), Cao Phong (1 ổ), Lạc Thủy (1 ổ), Tân Lạc (2 ổ), TP Hòa Bình (1 ổ).

Theo đoàn giám sát hỗ trợ và xử lý ổ dịch SXH của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tại huyện Cao Phong. Đơn vị phối hợp với cán bộ của Trung tâm Y tế huyện tiến hành giám sát véc tơ trong nhà và xung quanh gia đình bệnh nhân Cao Xuân Thủy tại khu 2, thị trấn Cao Phong. Tại đây đã phát hiện rất nhiều muỗi truyền bệnh SXH. Các hộ lân cận trong vòng bán kính 200 m phát hiện nhiều bọ gậy truyền bệnh SXH trong các chậu cây cảnh, lu, chum...

Qua giám sát, đoàn công tác nhận định: Hiện, tại khu 2, thị trấn Cao Phong xuất hiện 2 ổ dịch SXH. Trong đó, 1 ổ đã được xử lý bằng cách phun hó‌a chấ‌t và vệ sinh môi trường. Sau khi đánh giá lại, phát hiện nhiều muỗi truyền bệnh SXH, bọ gậy. Tuy nhiên, ổ dịch thứ hai chưa được xử lý theo đúng quy định. Nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ bùng phát dịch SXH trong thời gian tới rất cao. Tính đến ngày 26/9, huyện Cao Phong ghi nhận 7 trường hợp SXH tại 4 xã, thị trấn. Trong đó, ghi nhận 2 ca nội sinh dương tính với SXH tại khu 2, thị trấn Cao Phong.

Nằm trên địa bàn TP Hòa Bình, xóm Hạ Sơn, xã Thống Nhất được các cấp ủy phối hợp với ngành Y tế quyết liệt phòng, chống dịch SXH trên địa bàn dân cư. Lãnh đạo xóm đã chỉ đạo nhân dân thuê máy móc khơi thông cống rãnh, phát quang các bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh môi trường. Đồng thời, dưới sự giám sát, chỉ đạo của Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm và Trung tâm Y tế thành phố tiến hành phun hó‌a chấ‌t tại khu vực ổ dịch.

Được biết, xã Thống Nhất có 3 bệnh nhân mắc SXH, 2 bệnh nhân đã được xuất viện, 1 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh. Điều đáng nói là trong 3 bệnh nhân trên có 2 vợ chồng lớn tuổi trong một gia đình.

Trước thực trạng bệnh SXH ngày càng có xu hướng tăng nhanh, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) hàng ngày đều theo dõi tình hình dịch SXH tại các khu vực lân cận và trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tiến hành điều tra xác minh ca bệnh; phối hợp Trung tâm Y tế các huyện, thành phố nơi có ca bệnh điều tra xác minh ổ dịch, xử lý kịp thời để tránh tình trạng lây lan nhanh và bùng phát mạnh; rà soát trang thiết bị, vật tư, hó‌a chấ‌t phòng, chống dịch SXH hiện còn tại kho các đơn vị; đề xuất Sở Y tế cấp bổ sung, đồng thời triển khai các hoạt động phòng, chống dịch khác theo quy định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật