Apple tung bằng sáng chế theo dõi bệnh nhân Parkinson qua Apple Watch

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo đó, Apple đã nộp đơn đăng ký với Văn phòng nhãn hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO) có tiêu đề Theo dõi thụ động của triệu chứng Dyskinesia/Runor, của bệnh Parkinson.
Apple tung bằng sáng chế theo dõi bệnh nhân Parkinson qua Apple Watch
Apple Watch phân tích các chuyển động của người bệnh Parkinson để cung cấp thông tin cho cả bệnh nhân và bác sĩ.

Với bằng sáng chế này, rõ ràng Apple đang thể hiện rõ mục tiêu biến chiếc đồng hồ thông minh của mình thành một thiết bị tích hợp ứng dụng y tế.

Theo Apple Insider, hồ sơ xin cấp bằng sáng chế được nộp gần đây của hãng cho thấy Apple đang làm việc để tích hợp các cảm biến sức khỏe mới vào Apple Watch. Các cảm biến mới có thể giúp theo dõi và điều trị bệnh Parkinson (hay còn gọi là PD). Chúng sẽ làm việc bằng cách theo dõi chuyển động của người đeo và phân tích dữ liệu bằng thang đánh giá bệnh của bệnh nhân (UPDRS).

Apple viết trong đơn xin cấp bằng sáng chế rằng: "Thiết bị cung cấp thông tin theo dõi triệu chứng/mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân suốt cả ngày, và là một công cụ lâm sàng để đánh giá mức độ phù hợp của đơn thuốc bệnh nhân đang dùng. Các dữ liệu định kỳ này sẽ giúp các bác sĩ lâm sàng điều chỉnh thuốc”.

Chỉ tính riêng tại Mỹ, khoảng 60.000 người mỗi năm được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson và ước tính con số này là hơn 10 triệu người trên toàn cầu. Tuy nhiên không phải tất cả những bệnh nhân này đều có thể mua hoặc sử dụng một chiếc Apple Watch, vì vậy Apple cũng đang bắt đầu làm việc với các công ty bảo hiểm y tế như Aetna để tìm cách trợ cấp chi phí.

Trước Apple, Microsoft đã tung ra thiết bị đeo tương tự hỗ trợ bệnh nhân Parkinson. Vào năm 2017, bà Zhang Haiyan, Giám đốc sáng tạo viện nghiên cứu Microsoft đã thiết kế Emma Watch có tác dụng giúp giảm thiểu các cơn run tay của những người mắc chứng Parkinson.

Y học chưa tìm ra cách chữa trị Parkison cùng với sự phát triển chậm của những giải pháp y khoa và giải phẫu, những nhà nghiên cứu và phát triển như Zhang đã phải nhờ đến công nghệ để lấp đầy khoảng trống.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật