Lãnh đạo Myanmar tới Hà Lan dự phiên xét xử cáo buộc diệt chủng

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhà lãnh đạo Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã đến Tòa Công lý Quốc tế ở The Hague, nơi bà được mong đợi là sẽ bảo vệ quân đội nước mình trước những cáo buộc diệt chủng.
Lãnh đạo Myanmar tới Hà Lan dự phiên xét xử cáo buộc diệt chủng
Ảnh minh họa

Trước bình minh, một hàng dài người dân đã tập trung bên ngoài Cung điện Hòa bình ở thành phố của Hà Lan để chứng kiến phiên xét xử đầu tiên, một sự kiện thu hút sự chú ý toàn thế giới đối với hoạt động quân sự của Myanmar năm 2017 nhắm vào bộ phận Hồi giáo thiểu số Rohingya, buộc 700.000 người phải tràn sang nước láng giềng Bangladesh.

Đối với Myanmar, một quốc gia Phật giáo, thì người Rohingya là thành phần nhập cư bất hợp pháp và không được quốc gia này coi là công dân.

Từng được tung hô như một nữ anh hùng nhân quyền, giờ đây, vị cố vấn quốc gia của Myanmar vấp phải làn sóng chỉ trích gay gắt bởi những gì mà Liên Hợp Quốc gọi là “sự tiếp tay” cho cuộc đàn áp quân sự.

Sự mâu thuẫn thể hiện ở giải thưởng hòa bình mà bà Aung San Suu nhận được năm 1991 với 15 năm quản thúc, và hiện giờ đứng ở vị trí đi đầu công cuộc phủ nhận B.L sắc tộc đối với người Rohingya. Năm ngoái, Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ đã thu hồi giải thưởng Elie W di‌esel của bà.

Theo dự đoán, bà Aung San Suu sẽ đưa ra lập luận rằng các hoạt động quân sự đang bị nghi vấn là một phản ứng chống khủ‌ng b‌ố hợp pháp của Myanmar đối với các cuộc tấn công của phiến quân Rohingya.

Vụ việc được đưa ra bởi Gambia, quốc gia với chủ yếu là người Hồi giáo ở Tây Phi, cáo buộc Myanmar đã vi phạm Công ước Diệt chủng năm 1948 được ban hành sau cuộc thảm sát Holocaust. Nước này sẽ yêu cầu Tòa án Quốc tế phê chuẩn các biện pháp tạm thời để bảo vệ người Rohingya.

Trong số những người tham dự phiên tòa, có một số là những người Rohingya còn sống sót, đã bay từ trại tị nạn Kutapalong, trại lớn nhất ngoài Bazzar ở Bangladesh.

Hamida Khatun, Yousuf Ali và Hasina Begum được hỗ trợ bởi tổ chức nhân quyền Legal Action Worldwide, vốn được thành lập bởi Antonia Mulvey, một cựu điều tra viên của Liên Hợp Quốc.

Bà Aung San Suu Kyi đã không làm gì để ngăn chặn cuộc thảm sát. Bà đáng lẽ đã có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế trong thời gian đó. Và giờ, bà ấy đứng ra bảo vệ quân đội nước mình trước tòa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật