Chữ “Hiếu” trong giới trẻ thời nay

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự phát triển của nền cách mạng khoa học kỹ thuật mang lại cho chúng ta một cuộc sống của tri thức hiện đại. Đáng tiếc thay, giá trị đạo đức, nhất là Chữ “Hiếu” trong một bộ phận giới trẻ ngày nay đang bị xói mòn nghiêm trọng bởi chủ nghĩa thực dụng và tư duy vật chất.
Chữ “Hiếu” trong giới trẻ thời nay
Ảnh minh họa

Ngày xưa gia đình quây quần bên nhau

Dù cho có ở thời đại nào thì những đạo lý làm người vẫn luôn là chuẩn mực đạo đức mà mỗi người trong xã hội cần gìn giữ và phát huy. Trong những chuẩn mực ấy, chữ “hiếu” luôn được đề cao và trở thành thước đo giá trị phẩm chất căn bản của con người. Hay như Khổng Tử - bậc thầy vĩ đại của nền học thuyết Nho giáo đã từng nói: “Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức”.

“Hiếu thảo” chính là sự tôn kính, hiếu nghĩa và thể hiện tấm lòng thơm thảo của mình với đấng sinh thành – cha mẹ, ông bà, bề trên trong gia đình. 

Ngày nay có phải công nghệ làm thay đổi tính cách giới trẻ:

Trong thực tế đầy biến động của xã hội hiện nay, bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa, ân tình với cha mẹ, thì vẫn tồn tại nhiều kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, có thái độ bất nhân, bất nghĩa, thiếu tôn trọng hoặc có hành vi hỗn láo, vô đạo đức bất kính với cha mẹ, không biết tôn trọng bề trên.

Thật đau lòng mỗi khi những hình ảnh cha mẹ bị con cái ngược đãi, thậm chí là cướp đi cả sinh mạng được các phương tiện truyền thông đưa tin, chẳng hạn như: nam thanh niên dùng say điếu đánh mẹ chỉ vì không tìm thấy 3 con chim của mình; hay có kẻ ra tay cướp đi sinh mạng của đấng sinh thành vì chuyện tiền nong; còn có kẻ đuổi mẹ ra khỏi nhà khi xây được nhà mới;… 

Ngoài những hành vi nổi cộm gây bức xúc dư luận, thực tế hàng ngày hàng giờ, bản thân nhiều người trẻ vẫn còn tồn tại những thái độ, lời nói và hành động khiến chữ “hiếu” chưa thể vẹn toàn. 

Những năm gần đây,chơi game thu hút rất nhiều các bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, họ không ngại tốn thời gian, sức lực vào những trò chơi điện tử. Không ít bạn bị thay đổi tính nết, có thái độ thái quá trong cuộc sống, đặc biệt là xuất hiện nhiều suy nghĩ tiêu cực, hành vi B.L. Trong cuộc sống với gia đình, họ sẵn sàng có thái độ đối đầu, chỉ trích, buông những câu nói xúc phạm và sẵn sàng thực hiện hành vi B.L với cha mẹ và người thân. 

Xem Video: Người con hiếu thảo nhất đất Sài Gòn 

//

Ngày nay, với sự du nhập của nhiều nền văn hóa thông qua các phương tiện công nghệ như internet hay mạng xã hội, một bộ phận giới trẻ đang xuất hiện tư tưởng tương đối lệch lạc về hai chữ “tự do”. Họ nghĩ rằng mình cần có “tự do” và “bình đẳng” rồi cứ thế cho phép mình thể hiện thái độ bất kính, sử dụng ngôn ngữ xúc phạm, làm tổn thương lòng tự trọng của cha mẹ mỗi khi giải quyết một vấn đề chung. Đồng ý rằng, mọi công dân đều có quyền bình đẳng và tự do, tuy nhiên cần được đặt nó dưới sự tôn trọng lẫn nhau và đặt trong nền tảng của đạo đức và hiếu nghĩa. Điều tốt nhất giữa cha mẹ và con cái khi xảy ra mâu thuẫn ý kiến, suy nghĩ đó là sự lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm, và điều này thì cần xuất phát từ cả hai phía. Chúng ta không ủng hộ việc phụ huynh lạ‌m dụn‌g quyền làm cha mẹ để ép buộc con cái làm theo ý kiến của mình, nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta được quyền hỗn láo và “dẫm đạp” lên tinh thần hiếu nghĩa, tư cách đạo đức của mỗi con người.

Chữ Hiếu có sẵn trong tâm thức của mỗi người, là nét đẹp trong tâm hồn con người. Cho tới nay dù cuộc sống có thay đổi, đối mặt với nhiều vấn đề thời hiện đại, thì ý nghĩa chữ hiếu vẫn không thay đổi. Đó chính là sự tôn trọng, trân quý người sinh thành dưỡng dục ra mình, và luôn luôn suy nghĩ về trách nhiệm với những đấng sinh thành. 

Ngày nay, vì hoàn cảnh sống, làm việc mà con cháu thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bổn phận với ông bà cha mẹ, chẳng hạn như không có nhiều thời gian gần gũi chăm nom săn sóc, không trực tiếp nuôi dưỡng phụng sự (có trường hợp phải thuê người chăm sóc vì sống cách xa cha mẹ, con cháu vì không có thời gian để thường xuyên tự tay chăm sóc đã gởi ông bà cha mẹ vào viện dưỡng lão,…).

Tuy nhiên, mỗi người nên cố gắng dành thời gian gần gũi để ông bà cha mẹ không cảm thấy cô đơn buồn tủi. Tình cảm của cha mẹ với các con là rất thiêng liêng,như một sợi dây liên kết luôn muốn con gần gũi, bao bọc, chăm sóc con. Khi ở xa ông bà cha mẹ, cần về thăm, gọi điện thoại quan tâm sức khỏe và đời sống của đấng sinh thành. Lúc về già có người thích sống với con cháu, có người thích sống ở viện dưỡng lão với những người già khác để sớm hôm bầu bạn, hoặc sống ở một cảnh chùa thanh tĩnh nào đó, vì thế nên tùy tâm nguyện của ông bà cha mẹ mà con cháu làm theo để ông bà cha mẹ vui lòng. Điều quan trọng là ở tấm lòng, ý thức đạo đức về lòng biết ơn, sự tôn kính ông bà cha mẹ. Không nên chỉ chu cấp cho ông bà cha mẹ về vật chất mà quên đi tình cảm, sự quan tâm.

Tết Nguyên Đánh Canh Tý 2020 đã gần kề, mỗi người chúng ta cần có những kế hoạch để đón một mùa xuân mới bên cha mẹ và gia đình yêu thương. Chữ “Hiếu” đong đầy, tình thân gắn kết, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, hướng tới cộng đồng văn minh và tràn ngập tình thương của con người.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật