Núi lửa “Cổng địa ngục” phun trào suốt 20 năm ở Ecuador có nguy cơ sụp đổ

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quan sát sự biến dạng của sườn núi, các nhà khoa học cảnh báo núi lửa dạng tầng cổ xưa Tungurahua đang hoạt động ở Ecuador có nguy cơ sụp đổ.
Núi lửa “Cổng địa ngục” phun trào suốt 20 năm ở Ecuador có nguy cơ sụp đổ
Núi lửa Tungurahua, biệt danh “Cổng địa ngục” đan có những dấu hiệu biến động, tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ.

Tungurahua là một núi lửa cổ xưa ở Ecuador, phun trào liên tục kể từ năm 1999, gây những phiền toái cho cư dân địa phương.

Trong ngôn ngữ bản địa của người Quechua, Tungurahua có nghĩa là ’Họng lửa’.

Người ta cũng gọi Tungurahua là “Cổng địa ngục”. Ngoài ra, núi lửa này còn có biệt danh là “Người khổng lồ đen”.

Theo một phân tích mới, Tungurahua đang cho thấy những dấu hiệu về một vụ sụp đổ cấu trúc ngọn núi, do tác động của hoạt động magma đang diễn ra bên trong núi lửa.

"Sử dụng dữ liệu vệ tinh, chúng tôi đã quan sát thấy sự biến dạng rất nhanh của sườn phía tây của núi lửa, mà nghiên cứu của chúng tôi là do sự mất cân bằng giữa magma được cung cấp và magma bị phun trào", nhà nghiên cứu núi lửa địa vật lý James Hickey từ Đại học Exeter ở Anh nói.

Tungurahua đã trải qua hai lần sụp đổ cấu trúc được kích hoạt bởi các vụ phun trào. Cấu trúc Tungurahua đầu tiên (Tungurahua I) đã sụp đổ vào khoảng cuối kỷ Pleistocene muộn.

Trong hàng ngàn năm, núi lửa sau đó dần được tái tạo. Sau đó, khoảng 3.000 năm trước, Tungurahua II đã nổ ra, với một vụ phun trào khác khiến một phần sườn phía tây sụp đổ. Khi sườn núi lửa biến dạng, những trận lở đất lớn có thể xảy ra, với những trận tuyết lở có thể di chuyển tới hàng chục km.

Sự sụp đổ 3.000 năm trước được cho là đã giải phóng một lượng tuyết khổng lồ khiến tuyết chảy tràn trên một khu vực rộng khoảng 80 km2.

Một vụ phun trào vào năm 1999, nhà chức trách đã buộc phải sơ tán hơn 25.000 người ở các khu vực lân cận.

Theo nghiên cứu của Hickey và nhóm của ông, đã ghi nhận biến dạng bề mặt ở sườn phía tây của Tungurahua; và, biến động này có thể là tín hiệu báo trước một sự sụp đổ.

"Áp lực nông và nhanh từ nguồn biến dạng nghiêng này có thể tạo ra ứng suất cắt dọc theo bề mặt sụp đổ, tăng với khối lượng magma lớn hơn", các tác giả viết trong bài báo của họ.

"Cung cấp Magma là một trong những yếu tố có thể gây ra hoặc đóng góp vào sự mất ổn định sườn núi lửa, dẫn đến nguy cơ sụp đổ sườn.", Hickey nói.

Những phát hiện trên được báo cáo trong Thư Khoa học Trái đất và Hành tinh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật