Cuộc sống của cô gái nhặt được viên kim cương 3.320 tỷ giờ ra sao?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cô gái từng nhặt được một viên kim cương tự nhiên lớn nhất Trung Quốc, lên đến 158,7869 carat và trị giá 3.320 tỷ nhưng sau đó đã trao trả cho nhà nước. Cuộc sống của cô bây giờ ra sao?
Cuộc sống của cô gái nhặt được viên kim cương 3.320 tỷ giờ ra sao?
Ảnh minh họa

Xem Video: Tìm thấy viên kim cương lớn thứ 29 trên thế giới 

//

Giả sử nếu bạn là người nhặt được một viên kim cương trị giá lên đến 3.320 tỷ thì bạn sẽ làm gì với nó nhỉ? Có lẽ sẽ phải đấu tranh tư tưởng rất dữ dội. Còn cô gái có tên Ngụy Chấn Phương thì đã không ngần ngại mà thuyết phục gia đình mình trao trả lại cho chính quyền địa phương. 

Đây là một câu chuyện có vẻ khó tin nhưng lại hoàn toàn có thật. Cô gái ấy giờ vẫn đang sống tốt và đã lập gia đình. Nói về hành động trao trả lại viên kim cương của mình, cô nói: "Tôi không bao giờ hối tiếc khi trao trả báu vật cho quốc gia, đó là việc cần làm.

Với tôi, sức khỏe và hạnh phúc gia đình mới là thứ đáng trân trọng nhất".

Câu chuyện nhặt được viên kim cương trị giá 3.320 tỷ của Ngụy Chấn Phương

Ngụy Chấn Phương sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông ngụ ở làng Thường Lâm, huyện Lâm Thuật, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông. Trong một lần đi làm ruộng, cô đã nhặt được một vật thể lạ trông giống như một viên kim cương. Cô Ngụy mang vật này về nhà đưa cho bố tuy nhiên khi thông tin này bị lộ ra, bố con cô đã bị lãnh đạo địa phương triệu tập. Khi được hỏi, người bố chỉ nói là con gái mình vô tình nhặt được một hòn đá hình lưỡi liềm.

Tuy nhiên kết quả sau khi hiện vật được giao nộp khiến mọi người thực sự choáng váng. "Hòn đá" mà Ngụy Chấn Phương nhặt được thực chất là một viên kim cương hiếm có trên thế giới, nặng 158,7869 carat và trị giá lên tới 1 tỷ NDT (khoảng 3.320 tỷ theo tỷ giá hiện tại).

Viên kim cương mà cô Ngụy nhặt được trên ruộng chính là 1 bảo vật quốc gia.

Đây được coi là viên kim cương quý hiếm bậc nhất  thế giới về cả kích thước lẫn kết cấu hoàn toàn tinh khiết, trong suốt. Trước giá trị quá sức tưởng tượng của nó, người bố và anh trai của Ngụy Chấn Phương muốn đòi lại vì cho rằng nó được gia đình mình nhặt được và xem là "viên đá gia bảo cần phải cất giữ truyền đời con cháu".

Tuy nhiên, cô Ngụy thì lại có một quan điểm khác. Cô cho rằng viên đá quý giá này vốn dĩ không phải là của cô mà chỉ là cô may mắn nhặt được mà thôi. Hơn nữa giữ nó bên cạnh có thể gây nguy hiểm cho gia đình cô và sợ nó bị rơi vào tay kẻ xấu. Chính vì vậy, cô kiên quyết thuyết phục bố và anh trai trao trả lại viên đá cho chính phủ. 

Trước những lý lẽ hết sức thuyết phục của cô, người bố cuối cùng đã quyết định đưa con gái lên Bắc Kinh để giao nộp báu vật này.

Viên kim cương sau đó đã được đặt tên là "Kim cương Thường Lâm" để nhắc nhớ về nơi mà nó đã được tìm ra.

Sau khi giao nộp, cô đã được đền đáp như thế nào?

Hành động đẹp của cô Ngụy được người người ca ngợi và dành cho cô những biệt danh như "cô gái kim cương" hay "người đẹp kim cương". Tên tuổi của cô cũng vì thế mà nổi tiếng khắp tỉnh Sơn Đông. 

Để ghi nhận công lao của cô, lãnh đạo tỉnh đã đề xuất thực hiện cho cô một mong muốn bất kỳ. Cô nói: "Đội sản xuất của tôi làm việc rất vất vả vì thiếu một cái máy cày. Tôi có thể xin một chiếc được không?". Và chỉ sau một ngày, mong muốn của cô đã thành hiện thực. Không những vậy, cô còn được thưởng thêm 1.000 nhân dân tệ.

Chiếc máy cày mới tinh theo như mong ước của Ngụy Chấn Phương.

Chưa dừng lại ở đó, cuộc sống của cô Ngụy cũng có nhiều thay đổi. Cô được sắp xếp một ví trí làm việc trong mỏ than. Chức vụ đại diện cử tri địa phương cũng được bầu cho cô. Ngụy Chấn Phương thường chia sẻ với mọi người: "Nhặt được viên kim cương là điều may mắn nhất và bàn giao nó lại cho đất nước là hành động tôi tự hào nhất cả đời này".

Cô Ngụy được giữ chức đại diện cử tri địa phương và tham gia nhiều hội nghị lớn nhỏ.

Sống một cuộc sống bình dị, tuy phải đối mặt với khó khăn, bệnh tật nhưng chưa bao giờ hối tiếc

Sau này, cô lập gia đình nhưng cuộc sống không hề được suôn sẻ khi chồng ốm, bản thân thì bị ung thư v‌ú. Chỉ riêng chạy chữa cho chồng thì tài sản của gia đình cô đã sắp cạn kiệt. Tuy nhiên cô không hề vì thế mà than vãn hay đòi hỏi chính quyền địa phương ưu tiên cho mình bất cứ điều gì. Cô cho rằng "nhiều người còn vất vả hơn tôi. Không chỉ vì có chút công với đất nước mà đòi hỏi quá đáng".

bệnh tình của chồng vẫn không thể dứt sau nhiều năm, gia đình cô được xếp vào danh sách hộ nghèo cần được trợ giúp. Nhờ được chữa trị, bệnh tình của chồng cô Ngụy đã khỏi và dần bình phục. Tuy nhiên khả năng ghi nhớ của anh bị giảm sút do di chứng. Không nản, cô Ngụy mỗi ngày đều trò chuyện với chồng và cho anh xem lại những bức ảnh để anh không quên hết quá khứ.

Ngụy Chấn Phương và chồng đang bế 2 cháu nội kháu khỉnh.

Đến bây giờ, cô Ngụy đã nghỉ hưu. Cuộc sống cũng tạm ổn khi mỗi tháng cô đều được trợ cấp 2.000 NDT/tháng (khoảng 6,7 triệu đồng). Gia đình cô có một con trai đang làm tại Văn phòng Quản lý Đô thị, vợ của con trai thì làm giáo viên dạy tại trường địa phương và có 2 cháu nội kháu khỉnh. 

Khi nói về quyết định xưa kia, cô Ngụy khẳng định: "Tôi không bao giờ hối tiếc khi trao trả báu vật cho quốc gia, đó là việc cần làm.

Với tôi, sức khỏe và hạnh phúc gia đình mới là thứ đáng trân trọng nhất".

Con người trong lúc khó khăn vẫn không đánh mất đi phẩm chất đẹp, ngay thẳng mới chính là đáng quý. Trải qua hơn 40 năm, cuộc sống của Ngụy Chấn Phương vẫn hết sức giản dị, bình yên dù không ít những lúc khó khăn. Nhưng phẩm chất cao đẹp của cô còn đáng giá hơn bất kỳ viên kim cương nào.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật