Rùng mình màn phun máu từ mắt để chống lại kẻ thù của thằn lằn

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thứ vũ khí lợi hại có một không hai trong thế giới động vật hoang dã thuộc về loài thằn lằn sừng sinh sống chủ yếu ở những hoang mạc châu Mỹ nóng bỏng
Rùng mình màn phun máu từ mắt để chống lại kẻ thù của thằn lằn
Thằn lằn sừng có khả năng phun máu từ mắt tấn công kẻ thù

Trong thế giới tự nhiên, mỗi loài có một thứ vũ khí riêng biệt, miếng đòn tấn công khác biệt tạo nên cá tính của từng loài.

Một trong những thứ đòn độc đáo khiến kẻ thù dè chừng chính là chiêu phun máu từ mắt của thằn lằn sừng.

Một khi bị kẻ thù dồn vào đường cùng, thằn lằn sừng sẽ phun ra dòng máu từ đôi mắt của mình, bắn thẳng vào đối phương rồi nhanh chóng tẩu thoát.

Thằn lằn sừng là loài bò sát nhỏ có nguồn gốc từ Mexico và Tây Nam Mỹ. Môi trường sống của chúng ở những dãy núi vùng sa mạc Sonoran.

Thức ăn của chúng thường là những loài côn trùng nhỏ. Mỗi bữa, một con thằn lằn sừng có thể tiêu thụ đến 250 kiến nhỏ.

Sống giữa hoang mạc, thằn lằn sừng thường phải chiến đấu với những kẻ săn mồi như chó sói, rắn, chuột lớn do vậy thứ vũ khí lợi hại khiến kẻ thù e sợ chính là máu phun từ mắt.

Dòng máu chứa độc gây hại kẻ thù của thằn lằn sừng

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, vũ khí lợi hại cộng chiến lược tiết kiệm nhưng hiệu quả chính là điều khác biệt ở thằn lằn. Trong trường hợp bạn cố tình trêu chọc, thậm chí giả vờ gây hại tới chúng, thằn lằn vẫn chỉ ngồi đó, có thể rít lên tiếng nhưng nó sẽ không cắn, không phun máu vào bạn. Con vật chỉ dùng vũ khí lợi hại khi thực sự cần thiết.

Thứ vũ khí này dễ dàng hạ gục một số đối thủ như rắn, mèo, chó sói. Thằn lằn thường chờ cho đến khi đối thủ tấn công, nó mới nhắm trúng mục tiêu và phun thắng vào mặt, nơi gây sát thương cao nhất.

Chuyên gia Wade Sherbrooke thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ chia sẻ: "Thằn lằn có phản ứng vô cùng dữ dội khi bị tấn công".

máu của thằn lằn sừng có chứa độc tố liên kết với các thụ thể trong miệng, các thụ thể không có ở người và các loài khác. Phải mất 15 phút để một con chó sói chẳng may trúng máu của thằn lằn có thể hồi phục. 

Vậy làm thế nào để con thằn lằn sừng có thể bắn máu ra khỏi mắt nó? 

Một túi dưới mắt của thằn lằn được gọi là xoang mắt, phồng lên khi đầy máu và nó phun ra ngoài qua lỗ chân lông ở mí mắt dưới của nó. máu trong một dòng chảy có thể dài tới hai mét. Nó có thể bắn máu nhiều lần nếu cần thiết.
 
Sherbrooke cho biết thằn lằn sừng rất giỏi trong việc phân biệt giữa các loài săn mồi khác nhau. Bằng cách nào đó, sinh vật biết phải làm gì để chống lại mọi loại động vật ăn thịt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật