Người sống ở vùng ô nhiễm có nguy cơ t‌ử von‌g vì Covid-19 cao hơn

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Harvard cho thấy người tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài có nguy cơ t‌ử von‌g vì Covid-19 cao hơn.
Người sống ở vùng ô nhiễm có nguy cơ t‌ử von‌g vì Covid-19 cao hơn
Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ t‌ử von‌g vì Covid-19. Ảnh: AFP.

Nghiên cứu tại 3.080 hạt tại Mỹ do các nhà khoa học Đại học Harvard tiến hành cho thấy mật độ cao của các hạt ô nhiễm trong không khí, như bụi mịn PM 2.5, có mối liên hệ với tỷ lệ t‌ử von‌g trong đại dịch Covid-19, theo New York Times.

Mối liên hệ giữa ô nhiễm và các ca t‌ử von‌g

Trong nhiều tuần, các quan chức y tế cộng đồng của Mỹ phỏng đoán có mối liên hệ giữa không khí ông nhiễm với các ca t‌ử von‌g hoặc nghiêm trọng do Covid-19 gây ra.

Phân tích của Đại học Harvard là nghiên cứu ở cấp độ quốc gia đầu tiên cho thấy mối liên hệ này, hé lộ "sự liên quan lớn" giữa các ca t‌ử von‌g vì Covid-19 và các bệnh khác với quá trình phơi nhiễm với các hạt bụi mịn trong thời gian dài.

Để tiến hành nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu các hạt ô nhiễm trong 17 năm qua từ hơn 3.000 hạt và số ca t‌ử von‌g vì Covid-19 của từng hạt tính tới ngày 4/4.

Mô hình kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu tổng hợp đã cho thấy kết luận mà giáo sư Francesca Dominici miêu tả là mối liên hệ dựa trên dữ liệu về ô nhiễm không khí với các ca t‌ử von‌g vì Covid-19.

Các nhà khoa học cũng tiến hành 6 phân tích phụ để điều trình các nhân tố mà họ tin là có thể ảnh hưởng tới kết quả. Ví dụ, do bang New York chứng kiến sự bùng phát nghiêm trọng nhất, và tỷ lệ t‌ử von‌g tại đây cao hơn 5 lần bất cứ nơi nào trên toàn nước Mỹ, các nhà khoa học đã loại bỏ toàn bộ các hạt tại bang này trong nghiên cứu.

Các nhà khoa học cũng không tính tới kết quả tại các hạt có ít hơn 10 ca nhiễm Covid-19.

"Kết quả của nghiên cứu cho thấy quá trình tiếp xúc với không khí ô nhiễm lâu dài làm tăng nguy cơ đối mặt với tình trạng bệnh trầm trọng khi nhiễm Covid-19", các tác giả nghiên cứu của Đại học Harvard kết luận.

Nghiên cứu chỉ ra nếu Manhattan tại New York hạ thấp mật độ hạt bụi mịn trong không khí ở tỷ lệ một đơn vị, tương đương 1 microgram trên mỗi mét khối khí thở, trong 20 năm qua, khu vực này có thể giảm 248 người chết vì Covid-19 ở thời điểm hiện tại.

Về tổng thể, nghiên cứu có tác động lớn tới lựa chọn của giới chức y tế công cộng trong phân bổ nguồn lực, ví dụ như máy trợ thở và máy hô hấp, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan rộng. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Y khoa New England.

Các nhà khoa học cũng phát hiện chỉ môt sự gia tăng rất nhỏ trong tiếp xúc với không khí ô nhiễm cũng sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng liên quan tới virus corona, dù đã có tính tới các tác nhân khác như tỷ lệ hút thuốc hay mật độ dân số.

Ví dụ, nghiên cứu cho biết một người sống nhiều thập kỷ ở một hạt với tỷ lệ trung bình bụi mịn là 15% có nguy cơ t‌ử von‌g vì Covid-19 cao hơn người sống ở khu vực có tỷ lệ bụi mịn thấp hơn dù chỉ là 1 đơn vị phần trăm.

Để so sánh, các nhà khoa học chỉ ra quận Columbia tại thủ đô Washington D.C có tỷ lệ t‌ử von‌g cao hơn khu vực hạt Montgomery cách đó không xa. Tại thành phố Chicago, hạt Md. Cook có tỷ lệ t‌ử von‌g cao hơn hạt Lake ở trung tâm. Tương tự, hạt Fulton có tỷ lệ t‌ử von‌g cao hơn hạt Douglas ở ngoại ô.

Những câu hỏi còn bỏ ngỏ

"Nghiên cứu này mang lại bằng chứng cho thấy các hạt có không khí ô nhiễm hơn sẽ chứng kiến nguy cơ t‌ử von‌g cao hơn vì Covid-19", Francesca Dominici, giáo sư sinh học tại Đại học Harvard, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Trong ngắn hạn, giáo sư Dominici và các chuyên gia y tế cộng đồng cho biết kết quả nghiên cứu có thể giúp giới chức y tế chuẩn bị nguồn lực cho các khu vực nhiều khả năng có tỷ lệ nguy kịch và t‌ử von‌g cao hơn phần còn lại của đất nước, ví dụ như vùng Thung lũng trung tâm ở Californa hay hạt Cuyahoga ở Ohio.

Mặc dù vậy, nghiên cứu của Đại học Harvard không xem xét tới dữ liệu của các bệnh nhân cụ thể, cũng như không trả lời câu hỏi vì sau một số khu vực của nước Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn phần còn lại về số người nhiễm bệnh.

Nghiên cứu cũng để ngỏ câu hỏi về vai trò của các hạt bụi mịn trong phát tán virus corona, cũng như việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cao hơn hay không.

Một phong chăm sóc tích cực điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Italy. Ảnh: Reuters.

Bác sĩ John Balmes, người phát ngôn Hiệp hội Phổi Mỹ, giáo sư tại Đại học California, cho biết kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các bệnh viện ở các khu vực nghèo cũng như các cộng đồng d‌a mà‌u, những nơi người dân phải tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm hơn so với các cộng đồng người da trắng.

"Chúng ta cần bảo đảm các bệnh viện nơi tiếp nhận người bệnh dễ bị tổn thương hơn và thậm chí tiếp xúc với không khí ô nhiễm hơn có đủ các nguồn lực cần thiết", bác sĩ Balmes nói.

Trong bối ngày càng có nhiều ca tái nhiễm Covid-19, nghiên cứu cũng có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng quy định về không khí sạch, vấn đề mà chính quyền Tổng thống Trump đã tìm cách đảo ngược trong 3 nằm vừa qua nhằm giảm gánh nặng cho lĩnh vực công nghiệp.

"Các kết quả của nghiên cứu nhận mạnh tầm quan trọng của tiếp tục thực hiện các quy định về không khí sạch đang tồn tại nhằm bảo vệ sức khỏe con người cả trong và sau khủng hoảng Covid-19", nghiên cứu nhận định.

Đòi hỏi bảo vệ không khí sạch để chống dịch bệnh

Tuần trước, chính quyền Tổng thống Trump thông báo kế hoạch giảm bớt các quy định đã có từ thời Obama về khí thải ôtô, khẳng định bước đi này nhằm bảo vệ tính mạng người dân bởi người Mỹ sẽ có thể mua những chiếc xe mới và an toàn hơn.

Tuy nhiên, phân tích của chính phủ Mỹ cũng chỉ ra việc giảm bớt quy định về khí thải sẽ gây ra nhiều ca t‌ử von‌g hơn vì ô nhiễm không khí.

Năm 2019, trong nỗ lực giảm bớt quy định về khí thải carbon trong lĩnh vực nhiệt điện than, Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đã thừa nhận nguy cơ gây ra thêm khoảng 1.400 ca t‌ử von‌g mỗi năm vì ô nhiễm không khí.

Khi được hỏi liệu Cơ quan Bảo vệ môi trường có nghiên cứu mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và virus corona hoặc chính sách đối phó với mối liên hệ này, người phát ngôn Andrea Woods cho biết sẽ chuyển câu hỏi tới Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Bà Woods khẳng định chính quyền Mỹ sẽ có các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí.

Beth Gardiner, nhà báo và tác giả cuốn sách "Cuộc sống và hơi thở trong thời đại ô nhiễm không khí", cho biết bà quan ngại về tác động của đại dịch Covid-19 đối với các gia có bầu không khí ô nhiễm nặng, ví dụ như Ấn Độ.

"Hầu hết quốc gia không đủ nghiêm túc và không có đủ các biện pháp cần thiết đối phó với quy mô sự đe dọa của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe của người dân" bà Gardiner cho biết.

Mỹ hiện có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới. Ảnh: AP.

Phần lớn hạt ô nhiễm trong không khí đến từ việc sử dụng nhiên liệu, như ôtô, nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, cũng như các sinh hoạt trong gia đình như hút thuốc.

Hít thở trong điều kiện không khí ô nhiễm các hạt siêu nhỏ có thể làm tổn thương chức năng phổi qua thời gian, làm suy yếu khả năng chống lại các bệnh viêm nhiễm ở phổi, các chuyên gia nhận định.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc với các hạt ô nhiễm siêu nhỏ đặt con người vào nguy cơ cao mắc ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ, thậm chí t‌ử von‌g sớm.

Năm 2003, giáo sư Zuo Feng Zhang tại Đại học California đã phát hiện bệnh nhân nhiễm SARS tại các vùng ô nhiễm nặng nề nhất của Trung Quốc có tỷ lệ t‌ử von‌g cao gấp 2 lần so với các khu cực có mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư Zhang cho biết nghiên cứu mới được công bố của Đại học Harvard "rất tương đồng" với nghiên cứu do nhóm của ông tiến hành năm 2003.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10555
  1. Ca tử vong vượt 1.000, Thụy Điển vẫn chống dịch ‘ngược chiều thế giới’
  2. ‘Đưa tôi lọ muối’ - khoảnh khắc giúp Đức ứng phó tốt với Covid-19
  3. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 15-4
  4. Các lãnh đạo nữ ‘trị’ COVID-19 tốt hơn?
  5. Dịch COVID-19 chiều 15-4: Số ca nhiễm toàn cầu vượt mốc 2 triệu
  6. Châu Âu dần nới phong tỏa khi đường con dần phẳng
  7. Ông Trump “trừng phạt” WHO, người chết tăng vọt ở Anh, Pháp, Mỹ
  8. FDA cho phép xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán mắc COVID-19
  9. WHO vẫn coi dịch Ebola tại CHCD Congo là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
  10. Số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Mexico tăng lên 406 người
  11. Hơn 125.000 người chết vì nCoV toàn cầu
  12. Mỹ sắp đạt đỉnh dịch, châu Âu chưa thể lạc quan
  13. Những di chứng lâu dài với nhiều người sau hồi phục Covid-19
  14. Pháp tê liệt vì Covid-19, người Việt như ngồi trên đống lửa
  15. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 14-4
  16. Phạt tới 1.236 USD nếu không đeo khẩu trang ở Buenos Aires, Argentina
  17. Canada ngán ngẩm vẫn có người coi COVID-19 là tin vịt
  18. Áo mở lại hàng nghìn cửa hàng
  19. Người nhiễm nCoV toàn cầu vượt hai triệu
  20. Ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 2 triệu người
  21. Gần 15.000 người chết vì Covid-19, Pháp phong tỏa đất nước thêm 1 tháng
  22. WHO: Covid-19 nguy hiểm gấp 10 lần cúm H1N1
Video và Bài nổi bật