Ngôi nhà ‘’trên ngựa dưới trâu‘’ Hưng Yên: Thành tích du học

Kem Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
(Gia đình) - Chủ nhân ngôi nhà “trên ngựa, giữa trâu, dưới đại bàng“ cho rằng, mỗi pho tượng anh thiết kế và sắp đặt trong nhà đều mang ý nghĩa phong thủy.
Ngôi nhà ‘’trên ngựa dưới trâu‘’ Hưng Yên: Thành tích du học
Anh Tưởng đúng trước ngôi nhà đang gây xôn xao dư luận của mình

Theo anh Trần Văn Tưởng (SN 1985) chủ nhân ngôi nhà "kỳ dị" ở huyện Kim Động, Hưng Yên, đang gây xôn xao mạng xã hội: Nếu nhìn sơ qua thì nhiều người cho ngôi nhà có phần kỳ quặc. Tuy nhiên, đối với anh, ngôi nhà này là cả một tác phẩm nghệ thuật phong thủy vô cùng tâm huyết của anh.

Theo anh Tường, mỗi đồ vật anh bày trí ở ngôi nhà này đều mang ý nghĩa phong thủy tâm linh và có quan hệ khăng khít với nhau. Nếu ngôi nhà là bàn tay thì các pho tượng như những ngón tay, mỗi cái có một ý nghĩa riêng.

Cụ thể, trên nóc nhà có một đàn ngựa có 8 con xếp thành vòng tròn có ý nghĩa là “mã đáo thành công”; tượng cá chép biểu tượng của sự nỗ lực hết mình và ý chí kiên định; tượng Phật bà Quan âm là đỉnh cao của đạo đức, mong con người hướng thiện...

Bức tượng con trâu trên mái công cũng là một tác phẩm khiến anh Tưởng hết sức tâm đắc. Đó chính là vị thần kim ngưu giống như ở phủ Tây Hồ (Hà Nội). Ngoài ra anh đúc bức tượng cũng vì anh tuổi Sửu. Trước đây, anh để dưới tượng trâu là tượng một con chim đại bằng đang tung cánh. Điều này có ý nghĩa anh mong muốn sự nghiệp của mình sẽ bay cao bay xa hơn cả đại bàng...

Được biết, sau khoảng 3 năm, hoặc 5 năm anh Tưởng lại sắp xếp hoặc thay thế  những bức tượng căn cứ vào ngũ hành, phong thủy từng chu kỳ.

Gần đây anh đã bỏ tượng đại bàng đi và thay vào đó là tượng ngũ hổ. Xây dựng thêm tượng vua Hùng đứng trên 9 con rồng...

Anh Tưởng cho biết, anh lên ý tưởng xây dựng ngôi nhà này từ năm 2006 khi con đang học ở nước ngoài. Năm 2011, ngôi nhà được khởi công và cho tới nay anh vẫn không ngừng kiến thiết thêm.

“Riêng tiền mua vật liệu sắt thép, xi măng, cát sỏi... và tiền công thợ xây phân thô đã hết khoảng 5 tỉ đồng. Riêng phần cổng đã tiêu tốn khoảng 400 triệu đồng. Còn nếu tính toàn bộ số tiền để có được ngôi nhà như hiện tại thì phải lên tới cả chục tỉ.

Số lượng các pho tượng cũng lên tới hàng trăm. Nhiều hạng mục của ngôi nhà chỉ có tôi mới có thể làm được chứ có thuê nhiều tiền người ta cũng không thể làm được như thế”, anh Tưởng khẳng định.

Hiện tại anh Tưởng chuyên đi thiết kế xây dựng các tòa lâu đài.

Anh Tưởng bên những tác phẩm của mình

Trò chuyện với PV, Bà Lại Thị Ngọc (mẹ anh Tưởng) tỏ ra khá tự hào về con: “Ngay từ khi thằng Tưởng vẫn còn rất nhỏ, nó đã rất khéo tay. Nhà không có điều kiện nên nó thường lấy đất ở ruộng rồi nặn thành những con thú để chơi.

Đến năm nó học lớp 4 gia đình tôi cố gắng cho nó lên tỉnh học thêm về vẽ những không thầy nào dậy được nó. Những ông thầy trẻ tuổi thì chỉ dậy được nó 3 ngày, chỉ có một ông thầy giáo già là dậy được nó 10 ngày.

Sở dĩ là bởi nó giỏi hơn thầy nên toàn vặn lại thầy, không ai dậy được nó cả nên từ đó nó toàn tự học và tự mày mò. Học lớp 4 nó đã đi vẽ báo tường thuê cho nhiều trường để kiếm tiền rồi, lớn hơn một chút thì nó lại đi vẽ tranh tường”.

Theo bà Ngọc, học hết cấp 3 anh Tưởng thi vào một trường đại học mỹ thuật ở Hà Nội nhưng chỉ học được vài tháng là có người mời đi nước ngoài học và họ lo toàn bộ chi phí ăn học cho anh.

Từ đó anh có nhiều cơ hội học về hội họa và phong thủy. Khi về nhà công việc đầu tiên của anh là thiết kế xây dựng chính ngôi nhà của mình thành một tác phẩm nghệ thuật phong thủy.

Việc xây dựng ngôi nhà của anh Tưởng ban đầu gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình bởi ban đầu nhìn vào thiết kế và nghe anh trình bày về ý tưởng mọi người đã thấy nó có nhiều điều rất dị thường.

Tuy nhiên khi hiểu ra tất cả mọi thứ anh trang bày cho ngôi nhà đều mang ý nghĩa phong thủy, mọi người mới tán thành.

Bà Ngọc chia sẻ: “Không ngày nào là không có người đến thăm quan ngôi nhà, có người vào tận trong bảo tôi đưa lên tất cả các tầng, sờ vào các đồ vật ở bày trí ở trong nhà mới hết tò mò.

Tôi thì chỉ là nông dân có hiểu gì về phong thủy đâu chỉ nghe con nó bảo đây là ngôi nhà phong thủy thì tôi cũng biết vậy. Hai vợ chồng tôi chỉ ở nhà tiếp khách đến xem ngôi nhà này cũng đã đủ mệt rồi nhưng cảm thấy rất vui”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật