‘Gậy và báng súng AK-47 trút xuống’ - bác sĩ Pakistan bị cảnh sát đánh

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thiếu thiết bị y tế, bác sĩ bị cảnh sát tấn công và các thông điệp hỗn loạn từ chính phủ và địa phương đang cản trở nỗ lực phòng chống đại dịch Covid-19 ở Pakistan.
‘Gậy và báng súng AK-47 trút xuống’ - bác sĩ Pakistan bị cảnh sát đánh
Bác sĩ ở Pakistan bị đánh như tội phạm khi họ biểu tình yêu cầu được cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân. Ảnh: AFP.

Các bác sĩ Pakistan đã cảnh báo về các vấn đề có thể phá vỡ tuyến đầu chiến đấu với đại dịch Covid-19 ở nước này, khi cảnh sát đàn áp dã man các cuộc biểu tình của nhân viên y tế phàn nàn về điều kiện làm việc của họ, Guardian cho biết.

Một bác sĩ tham gia vào cuộc biểu tình hôm 6/4 để phản đối việc thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, cho biết ông đã bị cảnh sát đánh đập và làm nhục. “Lúc đầu tôi nghĩ, làm thế nào cảnh sát có thể sử dụng B.L đối với các chiến binh ở tuyến đầu trong cuộc chiến với Covid-19, khi vài ngày trước, các sĩ quan đã chào đón chúng tôi tiên phong trong đại dịch”, bác sĩ Amanullah nói từ đồn cảnh sát Quetta, trong khu vực Balochistan.

Bị đánh đập như tội phạm

“Nhưng chúng tôi đã sai, gậy và báng súng AK-47 trút xuống chúng tôi. Chúng tôi bị kéo lê qua đường và ném vào xe tải”, bác sĩ Amanullah thất vọng kể lại. Ông cùng 60 bác sĩ khác đã bị cảnh sát giam giữ qua đêm và chỉ được thả vào lúc nưa đêm 7/4.

Trong bệnh viện nơi Amanullah làm việc tại phòng cấp cứu, 16 bác sĩ, gồm cả trưởng khoa tim mạch đã được chẩn đoán dương tính với Covid-19. “Chúng tôi không thể biết có bao nhiêu bệnh nhân đã lây nhiễm cho các bác sĩ, vì họ không được trang bị đồ bảo hộ phòng chống bệnh truyền nhiễm”, bác sĩ Amanullah nói.

Nhiều bệnh nhân mà ông và các bác sĩ tại phòng cấp cứu đã điều trị cho các vấn đề không phải do virus corona, nhưng sau đó được xác định dương tính với virus. Vấn đề đáng quan ngại là tại các bệnh viện nhà nước, đội ngũ y tế ở đây vẫn chưa được cấp thiết bị bảo hộ cá nhân phòng bệnh truyền nhiễm.

Ở những bệnh viện chưa được chỉ định là bệnh viện Covid-19, không có phòng cách ly cho bác sĩ và y tá đã nhiễm bệnh. Trên toàn khu vực Balochistan, nơi đã trở thành tâm điểm bùng phát Covid-19 ở Pakistan, chỉ có 19 máy thở.

Pakistan ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm Covid-19, nhưng tỷ lệ xét nghiệm thấp khiến các bác sĩ tin rằng con số thực tế cao hơn nhiều.

“Có rất nhiều tâm lý đau khổ và tổn thương, vì chúng tôi không biết có bao nhiêu người trong chúng tôi đã nhiễm bệnh từ bệnh nhân hoặc lây nhiễm cho họ. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định biểu tình yêu cầu thiết bị bảo hộ cá nhân, điều này không phải chỉ vì bản thân chúng tôi mà còn để cứu sống nhiều người”, bác sĩ Amanullah nói.

Younas Elahi, một bác sĩ làm việc tại bệnh viện ở Quetta, nói rằng đối với các đồng nghiệp làm việc trong môi trường nguy hiểm mà không được trang bị đồ bảo hộ cần thiết để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, chẳng khác nào là t‌ּự sá‌ּt.

“Các bác sĩ đang t‌ּự sá‌ּt trong bệnh viện khi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 mà không có thiết bị bảo hộ, đã thế chính phủ còn sử dụng B.L đối với họ”, bác sĩ Elahi nói. Không có thiết bị bảo hộ phù hợp, các bác sĩ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối điều trị cho bệnh nhân.

“Tình huống này giống như người mất trí. Chúng tôi rất dễ bị tổn thương và điều đó làm chúng tôi khóc khi nhìn thấy bệnh nhân cầu xin sự giúp đỡ khi các bác sĩ thậm chí không thể chạm vào họ. Cơ sở y tế ở đây rất tồi tệ, tôi nghĩ rằng đại dịch này không thể được chữa khỏi ở Balochistan”, bác sĩ Elahi nói.

Thiếu thiết bị trầm trọng

Tại một trong những bệnh viện lớn nhất được chỉ định để đối phó với đại dịch Covid-19, viện Khoa học Y tế Pakistan ở Islamabad, thủ đô của đất nước, chỉ có 50 máy thở. Hai phần ba dân số Pakistan sống ở các vùng nông thôn không có quyền tiếp cận các bệnh viện được trang bị để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, thậm chí còn không thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào.

Tiến sĩ Zafar Mirza, trợ lý đặc biệt về sức khỏe cho Thủ tướng Imran Khan, cho biết vấn đề không nằm ở việc thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, mà là việc sử dụng không hợp lý. Chính phủ liên bang đã cung cấp ít nhất gấp 3 lần số lượng yêu cầu, nhưng do sử dụng không đúng và thất thoát, vì chúng đã không đến đúng người cần, ông Mirza cho biết.

Người dân Pakistan xếp hàng để khử trùng trước khi vào mua sắm. Ảnh: AFP.

Kể từ năm 2010, vấn đề quản lý sức khỏe công cộng được giao cho chính quyền các tỉnh, nơi thường xuyên xảy ra tình trạng quản lý sai lầm và thiếu thốn, dẫn đến những tiêu chuẩn rất khác nhau trên khắp đất nước.

Sự rối loạn trong phản ứng từ chính quyền trung ương đến địa phương đối với đại dịch Covid-19 cũng lên đến đỉnh điểm. Những cuộc tranh chấp công khai giữa chính phủ trung ương, chính quyền tỉnh và quân đội về việc có thực hiện phong tỏa toàn quốc hay không khiến mọi thứ trở nên rối rắm.

Vào ngày 23/3, Thủ tướng Khan tuyên bố sẽ không thực hiện phong tỏa toàn quốc vì ảnh hưởng đến người nghèo ở Pakistan. Nhưng chỉ vài giờ sau, ông Murad Ali Shah, tỉnh trưởng tỉnh Sindh đã tuyên bố phong tỏa toàn tỉnh trong 15 ngày để cứu người dân khỏi đại dịch.

Sau đó, quân đội, cơ quan nắm giữ sức mạnh và ảnh hưởng lớn ở Pakistan, tham gia hỗ trợ việc phong tỏa hoàn toàn.

Vào ngày 7/4, quân đội Pakistan đã thực hiện một bước bất thường là cung cấp thiết bị y tế khẩn cấp cho các bệnh viện ở Quetta, một công việc thường nằm trong quyền kiểm soát của chính quyền địa phương và trung ương.

Tuy nhiên, cố vấn Mirza vẫn không thừa nhận sự mâu thuẫn, nói rằng chính quyền trung ương và địa phương đang trên cùng một mặt trận. Thủ tướng Khan cũng bị chỉ trích vì đánh giá thấp mối đe dọa của virus corona, mà các bác sĩ cho rằng đang dẫn đến sự cố như ngày 3/4, khi hàng trăm nghìn người trên khắp đất nước bất chấp lệnh hạn chế đị lại để tham dự lễ cầu nguyện.

Một bác sĩ ở Islamabad đã mô tả những nhận xét công khai gần đây của Thủ tướng Khan, rằng virus corona có tỷ lệ t‌ử von‌g thấp và không gây nguy hiểm cho những người trẻ tuổi, hoặc người khỏe mạnh là “vô lý và không an toàn”.

“Thật đáng sợ khi ông Imran Khan cứ lặp đi lặp lại câu thần chú này đối với công chúng. Thủ tướng Imran Khan không nghiêm túc, đó là lý do tại sao công chúng và người ủng hộ ông xem nhẹ mối đe dọa từ đại dịch”, vị bác sĩ nói.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10555
  1. Ca tử vong vượt 1.000, Thụy Điển vẫn chống dịch ‘ngược chiều thế giới’
  2. ‘Đưa tôi lọ muối’ - khoảnh khắc giúp Đức ứng phó tốt với Covid-19
  3. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 15-4
  4. Các lãnh đạo nữ ‘trị’ COVID-19 tốt hơn?
  5. Dịch COVID-19 chiều 15-4: Số ca nhiễm toàn cầu vượt mốc 2 triệu
  6. Châu Âu dần nới phong tỏa khi đường con dần phẳng
  7. Ông Trump “trừng phạt” WHO, người chết tăng vọt ở Anh, Pháp, Mỹ
  8. FDA cho phép xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán mắc COVID-19
  9. WHO vẫn coi dịch Ebola tại CHCD Congo là tình trạng khẩn cấp toàn cầu
  10. Số ca tử vong do dịch COVID-19 tại Mexico tăng lên 406 người
  11. Hơn 125.000 người chết vì nCoV toàn cầu
  12. Mỹ sắp đạt đỉnh dịch, châu Âu chưa thể lạc quan
  13. Những di chứng lâu dài với nhiều người sau hồi phục Covid-19
  14. Pháp tê liệt vì Covid-19, người Việt như ngồi trên đống lửa
  15. Tình hình đại dịch COVID-19 tính đến tối 14-4
  16. Phạt tới 1.236 USD nếu không đeo khẩu trang ở Buenos Aires, Argentina
  17. Canada ngán ngẩm vẫn có người coi COVID-19 là tin vịt
  18. Áo mở lại hàng nghìn cửa hàng
  19. Người nhiễm nCoV toàn cầu vượt hai triệu
  20. Ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 2 triệu người
  21. Gần 15.000 người chết vì Covid-19, Pháp phong tỏa đất nước thêm 1 tháng
  22. WHO: Covid-19 nguy hiểm gấp 10 lần cúm H1N1
Video và Bài nổi bật