Việt Nam: 1 trong 3 quốc gia ưu tiên ăn tại nhà do COVID-19

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự chuyển hướng về thói quen ăn uống tại nhà sẽ kéo dài cho đến hậu đại dịch COVID-19.
Việt Nam: 1 trong 3 quốc gia ưu tiên ăn tại nhà do COVID-19
Ảnh minh họa

Ngày 14-4, theo kết quả nghiên cứu “COVID-19 - Đâu là nơi người tiêu dùng hướng tới?”, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen công bố cho thấy do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã có sự thay đổi từ tiêu dùng mua mang đi (on-the-go) đến tiêu dùng an toàn tại nhà (safe-in-home) 

Cụ thể, tại 11 thị trường châu Á, đa số NTD đều sẽ tái ưu tiên ăn tại nhà. Xu hướng này dẫn đầu bởi Trung Quốc với 86% số NTD nói rằng họ sẽ ăn tại nhà thường xuyên hơn trước khi đại dịch bùng nổ. Việt Nam cũng nằm trong top ba các quốc gia theo xu hướng tương tự với 62% NTD nói rằng họ cũng sẽ chọn ăn tại nhà, chỉ xếp sau Hồng Kông là 77%.

Bên cạnh đó, từ ngày 9 đến 15-3 thực hiện khảo sát về ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi của NTD, có hơn 50% người Việt đã giảm tần suất ghé các cửa hàng hiện hữu. Trong khi đó 52% người được hỏi cho biết họ tăng dự trữ hàng hóa tại nhà. 82% NTD đã giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài. Tỷ lệ này tăng 57% so với khảo sát trong tháng 2.

Do phải ở nhà lâu hơn nên người tiêu dùng đang gia tăng việc tiêu thụ các ngành hàng như mì ăn liền, sản phẩm chăm sóc nhà cửa, sản phẩm vệ sinh cá nhân. Thực phẩm thiết yếu, rau quả tươi, sữa và các chế phẩm từ sữa; thực phẩm đông lạnh.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy ở một số thị trường, NTD vẫn có nhu cầu cao về hình thức đặt thức ăn giao hàng tận nhà. Hồng Kong, Hàn Quốc, Thái Lan có sự gia tăng trước khi dịch bệnh xảy ra. Trong đó, Hồng Kông đứng đầu danh sách với 46% số NTD ưa thích hình thức đặt thức ăn giao hàng tận nhà.  

Trong khi đó, tại Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Philippines nhu cầu này không tăng. Theo đó, tại Việt Nam 25% số người được hỏi nói rằng họ sẽ duy trì tần suất đặt thức ăn mang về như trước đây.

Một số quán ăn bán cho khách mang về 

Theo Nilesen sự chuyển hướng từ ăn uống bên ngoài sang đặt thức ăn giao đến nhà, mua mang đi hay nấu ăn tại nhà trong dịch COVID-19 bị ảnh hưởng cục bộ không chỉ bởi thói quen tiêu dùng truyền thống mà còn do các biện pháp cách ly hoặc đóng cửa.

Sự chuyển hướng này không chỉ ảnh hưởng rõ rệt đối với các nhà hàng, doanh nghiệp ăn uống bên ngoài mà cũng sẽ ảnh hưởng đến cách các nhà bán lẻ trữ hàng tại cửa hàng để đáp ứng nhu cầu mới nổi này.

Bên cạnh đó, sự chuyển hướng về thói quen ăn uống tại nhà sẽ kéo dài cho đến hậu đại dịch. Ngay cả sau khi đại dịch COVID-19 đi qua, lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với NTD hơn so với trước đây.

Xu hướng này tạo nên cơ hội đầy tiềm năng cho nhà sản xuất, nhà nhà hàng và các công ty giao thực phẩm “suy nghĩ” lại về các dịch vụ sức khỏe. Đảm bảo rằng các sản phẩm của họ đáp ứng sự hài lòng về nhu cầu ngày càng tăng đối với sức khỏe sự thuận tiện nhưng vẫn có chất lượng cao…

“Với những nhà bán lẻ cần khai thác sâu các kênh trực tuyến cũng như suy nghĩ lại về việc giao hàng, phát triển hơn các dịch vụ offline-to-online. Đặc biệt, thúc đẩy tích hợp đa kênh vì đây sẽ là cách mà NTD mua sắm trong tương lai”- đại diện Nielsen Việt Nam nói.    

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10595
  1. Người Ấn Độ chụp tòa chung cư ở Hà Nội ngập sắc đỏ giữa mùa dịch
  2. Bệnh nhân số 91 đã âm tính với SARS-CoV-2
  3. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dịch Covid-19 chắc chắn còn kéo dài
  4. Thủ tướng: 28 tỉnh, thành tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16
  5. Thông tin về BN 268 ở Đồng Văn (Hà Giang)
  6. Người đến Hải Phòng phải có xác nhận của chính quyền nơi đi
  7. Tin vui: Cả nước đã có 171 người khỏi bệnh, Cần Thơ không còn ca nhiễm Covid-19
  8. Thêm 2 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh
  9. Các địa phương thuộc nhóm ‘nguy cơ cao’ cần tiếp tục áp dụng cách ly xã hội
  10. Ban chỉ đạo phòng chống dịch kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện ‘cách ly xã hội’
  11. Dịch Covid-19: Bệnh nhân 91 có dấu hiệu nhận biết xung quanh
  12. Hôm nay (15/4), Chính phủ quyết tiếp tục cách ly xã hội hay không
  13. Điện Biên: Nhiều người chủ quan dù chưa hết thời gian cách ly toàn xã hội
  14. Ổ dịch Hạ Lôi có thêm một ca mắc Covid-19, tiếp xúc gần với BN243
  15. Xác định hơn 700 người liên quan BN 262: Nguy cơ lây nhiễm từ khu nhà ăn sức chứa 1000 người
  16. Công an trong ‘cuộc chiến’ tại ổ dịch Buddha và quận 8
  17. Tiếng loa giúp người dân nâng cao ý thức phòng dịch nơi biên giới
  18. Hơn 19.000 lao động trong cơ sở lưu trú tạm ngừng việc
  19. Thái Nguyên rà soát 233 người liên quan công nhân Samsung mắc COVID-19
  20. 2 bệnh nhân Covid-19 nặng khỏi bệnh, cả nước 168 trường hợp bình phục
  21. Chiều 14/4, sẽ thêm 14 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh
Video và Bài nổi bật