Việt Nam được đánh giá là hình mẫu kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tối 25/4, Bộ Y tế cho biết tại cuộc họp trực tuyến về hợp tác nghị viện chống đại dịch COVID-19 do Ủy ban Hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia tổ chức qua ứng dụng Zoom, Việt Nam được lãnh đạo các nước và dư luận quốc tế đánh giá là một hình mẫu kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả và mang lại thành công lớn.
Việt Nam được đánh giá là hình mẫu kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả
Ảnh: Mạnh Thắng

WHO và Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19

//

Ngày 25/4, Cổng TTĐT Quốc hội cho biết, được sự đồng ý của Phó Chủ tịch Thường trực Tòng Thị Phóng, theo lời mời của Phó Chủ tịch Hạ viện Indonesia, tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đã chủ trì tham dự cuộc họp trực tuyến về hợp tác nghị viện chống đại dịch COVID-19 do Ủy ban hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia tổ chức qua ứng dụng Zoom.

Cùng dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; PGS.TS bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại, Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội;... Tham dự ở phía đầu cầu Indonesia, Đại sứ nước ta tại Indonesia Phạm Vinh Quang.

Cuộc họp do TS. Fadli Zon, Chủ nhiệm Ủy ban hợp tác liên nghị viện Hạ viện Indonesia chủ trì.

Tại cuộc họp, bà Puan Maharani, Chủ tịch Hạ viện Indonesia nhận định: Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang đặt các quốc gia vào thời điểm thử thách, đòi hỏi sự hợp tác, chung tay hành động nhằm đối phó và giảm thiểu những ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra.

Việt Nam hiện được lãnh đạo các nước và dư luận quốc tế đánh giá là một hình mẫu kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả và mang lại thành công lớn. Việc Quốc hội Việt Nam được mời tham dự phiên họp của Ủy ban Hạ viện Indonesia một mặt thể hiện sự coi trọng của Indonesia và uy tín của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 cùng với tinh thần Quốc hội Việt Nam trong vai trò Chủ tịch AIPA năm 2020.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu đánh giá cao ý nghĩa cuộc họp và cá nhân Chủ nhiệm Ủy ban hợp tác liên nghị viện Fadli Zon, qua đó thúc đẩy hợp tác liên nghị viện chống COVID-19 giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Trước tình hình đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực và trên khắp thế giới, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng, các nghị sĩ cần thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm đối phó với COVID-19 và khắc phục những khó khăn, thách thức mà đại dịch gây ra.

Tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại, Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã chia sẻ một số kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch COVID-19.

Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã chủ động từ rất sớm, triển khai đồng bộ, quyết liệt, huy động đông đảo nhân lực, vật lực trong cuộc chiến này, kiểm soát chặt chẽ nguồn lây nhiễm, chống dịch lây lan trong cộng đồng, nêu cao nhận thức người dân về phòng chống dịch.

Những biện pháp này đã mang lại những kết quả tích cực, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam có tổng cộng 268 ca nhiễm, trong đó 214 ca đã bình phục và không có ca t‌ử von‌g do dịch. Đặc biệt, tính đến ngày 21/4, sau 5 ngày liên tiếp, Việt Nam cũng chưa ghi nhận ca nhiễm mới nào.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cũng cho biết, trong tháng 4/2020, Việt Nam đã ra mắt hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm góp phần thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 với việc người dân hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh nếu không cần thiết để hạn chế lây nhiễm dịch bệnh nhưng vẫn được chăm sóc y tế.

Tại phiên thảo luận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà ghi nhận những ý kiến, đề xuất của Malaysia, Indonesia tại cuộc họp nhằm nâng cao vai trò của AIPA và Ban Thư ký AIPA với COVID-19 trong Năm Chủ tịch AIPA 2020. Trong đó có việc huy động nguồn lực thông qua hình thức quỹ để các nghị viện thành viên AIPA có thể chủ động trong công tác phòng chống COVID-19 hoặc các tình huống tương tự trong tương lai, tham khảo ý kiến các Nghị viện thành viên để đưa vào chương trình nghị sự Đại hội đồng AIPA 41, dự kiến tổ chức vào cuối năm 2020.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10615
  1. TP Hạ Long: 2 cá nhân tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ COVID-19 để nhường người khó khăn hơn
  2. Người vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ sẽ bị xử nghiêm
  3. TP.HCM: 1 người nhiễm chất độc da cam từ chối nhận tiền hỗ trợ
  4. 3 bệnh nhân tái dương tính được công bố khỏi bệnh
  5. Một số hộ kinh doanh ở Đắk Nông nhường lại phần hỗ trợ cho người nghèo
  6. WHO nói gì về ca tử vong do xơ gan giai đoạn cuối ở Việt Nam?
  7. Gọi xe thất thủ, giao đồ ăn lên ngôi trong dịch Covid-19
  8. Sau khi chuyển viện, ca mắc COVID-19 nguy kịch hiện ra sao?
  9. Vừa ‘nới lỏng’ giãn cách xã hội đã... nhậu tràn lan
  10. Khu cách ly số 2 của tỉnh tiếp nhận thêm 62 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về
  11. Điện Biên miễn, giảm giá nước cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
  12. Xem xét chuyển bệnh nhân 91 sang Bệnh viện Chợ Rẫy
  13. Kiên Giang: Đẩy mạnh chăm lo đoàn viên sát với đặc thù của dịch COVID-19
  14. 2 lá phổi đông đặc, ghép phổi cho BN số 91 phi công người Anh là cơ hội và hi vọng cuối cùng
  15. Hàng loạt dịch vụ ở Sài Gòn được hoạt động lại
  16. ‘Không cấp cứu kịp thời, doanh nghiệp sẽ tắt thở’
  17. Hàng không trở lại với bầu trời
  18. Khánh Hòa miễn thuế bãi biển cho các doanh nghiệp du lịch
  19. ‘ATM gạo’ lần đầu ra... đảo Phú Quốc
  20. Thủ tướng: Kinh tế TP.HCM không đổ gãy trong dịch COVID-19
  21. Bệnh nhân 91 tiên lượng nặng, có thể được ghép phổi
  22. 5 loại sữa hạt giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch
Video và Bài nổi bật