Làm rõ nguyên nhân bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với 5 bệnh nhân đã khỏi bệnh lại có kết quả xét nghiệm dương tính lại, giám đốc bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương Phạm Ngọc Thạch lý giải đó có thể là xác virus và khi xét nghiệm gen phát hiện được nhưng không chứng tỏ virus đó còn hoạt động.
Làm rõ nguyên nhân bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại
bệnh nhân số 237 Dương Văn B. (đi đầu tiên) khi rời khu điều trị đến điểm công bố ra viện hôm 7-4. Sau đó ông B. đã có thêm 14 ngày cách ly tại bệnh viện và mới dương tính trở lại - Ảnh: VI

Xem Video: 5 bệnh nhân Covid-19 dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh

//

Hôm qua 25-4, Bộ Y tế công bố 5 ca bệnh COVID-19 đã khỏi bệnh, thậm chí đã cách ly thêm 14 ngày sau khi khỏi bệnh theo đúng quy định, nhưng sau khi rời bệnh viện lại có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại.

dương tính trở lại thì virus cũng yếu

Phát biểu sáng 25-4 tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết có thể những người bệnh này chưa khỏi bệnh hoàn toàn, quá trình điều trị chưa đào thải hết mầm bệnh, virus vẫn tồn tại trong c‌ơ th‌ể, đặc biệt trong tế bào niêm mạc phổi. Thứ 2, ông Long cho rằng bệnh nhân đã khỏi bệnh nhưng quá trình đào thải virus ở dạng bất hoạt (xác virus) chưa hoàn tất. Thứ 3, đó có thể là hiện tượng "người lành mang trùng", c‌ơ th‌ể chưa sản xuất đủ kháng thể có thể khống chế và tiêu diệt virus.

Ông Long cho biết các trường hợp đã khỏi bệnh nhưng nay dương tính trở lại sẽ giao cho 2 labo đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 3 của viện vệ sinh dịch tễ trung ương và viện Pasteur TP.HCM nuôi cấy, nếu virus đó sống chứng tỏ bệnh nhân chưa khỏi bệnh, từ đó sớm có câu trả lời một cách khoa học.

Trước đó, khi xuất hiện 3 trường hợp dương tính trở lại, có chuyên gia cho rằng kết quả xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào thời điểm, vị trí lấy mẫu, kỹ thuật lấy mẫu... Gần đây do que lấy mẫu có thời điểm cạn kiệt, loại que mới cứng và khó lấy mẫu được như que chuyên dụng, có thể cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Với 5 bệnh nhân đã khỏi bệnh lại có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại, giám đốc bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương Phạm Ngọc Thạch lý giải đó có thể là xác virus và khi xét nghiệm gen phát hiện được nhưng không chứng tỏ virus đó còn hoạt động. 

Còn ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho rằng những trường hợp như vậy nếu có virus thì virus rất yếu, không có nguy cơ làm lây lan bệnh.

xét nghiệm lại 47 bệnh nhân xuất viện

Khác với nhiều tỉnh thành khác, TP.HCM là địa phương đi đầu trong việc thực hiện một quy trình "kép" để sàng lọc triệt để nguồn bệnh. Theo đó, ngoài việc cách ly tại nhà 14 ngày sau khi xuất viện hoặc cách ly tập trung, các trường hợp do TP.HCM quản lý còn được xét nghiệm ngày thứ 5 và ngày thứ 14 để loại trừ nguy cơ nêu trên.

Đến thời điểm hiện tại (25-4), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết vẫn đang tiến hành theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm 47 trường hợp bệnh nhân xuất viện sau điều trị COVID-19. Trong đó có 37 trường hợp âm tính, 4 đang đợi kết quả và 6 đợi ngày xét nghiệm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá "quy trình kép" phòng ngừa sự phát tán COVID-19 mà TP.HCM đang triển khai là rất tốt cho việc cách ly cộng đồng. Tuy vậy nếu xét nghiệm thêm cho tất cả các bệnh nhân là vấn đề không dễ, bởi chỉ có thể thực hiện được với các cơ sở có tiềm năng như TP.HCM. Đến nay, Bộ Y tế chưa khuyến cáo thực hiện chung cho cả nước.

Theo ông Sơn, hiện nay vấn đề quan trọng đối với tất cả các xét nghiệm để sàng lọc, xác định ca nhiễm COVID-19 đều phải sử dụng xét nghiệm bằng hệ thống máy RT-PCR (xét nghiệm tìm kháng nguyên). 

Riêng xét nghiệm sàng lọc sử dụng test kháng thể chưa được khuyến cáo và có thể sau này sẽ được nghiên cứu sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân đã khỏi bệnh, hoặc các nhân viên y tế - vốn đã có kháng thể và gần như có yếu tố bảo vệ đối với con virus này.

"Xu hướng tương lai Bộ Y tế sẽ khuyến cáo vấn đề sử dụng các test kháng thể để xác định đáp ứng đối với cả người bệnh đã bị nhiễm COVID-19. Nếu có được kháng thể này thì có thể hoàn toàn yên tâm người bệnh có thể ra cộng đồng mà không lây nhiễm" - Thứ trưởng Sơn phân tích.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10615
  1. TP Hạ Long: 2 cá nhân tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ COVID-19 để nhường người khó khăn hơn
  2. Người vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ sẽ bị xử nghiêm
  3. TP.HCM: 1 người nhiễm chất độc da cam từ chối nhận tiền hỗ trợ
  4. 3 bệnh nhân tái dương tính được công bố khỏi bệnh
  5. Một số hộ kinh doanh ở Đắk Nông nhường lại phần hỗ trợ cho người nghèo
  6. WHO nói gì về ca tử vong do xơ gan giai đoạn cuối ở Việt Nam?
  7. Gọi xe thất thủ, giao đồ ăn lên ngôi trong dịch Covid-19
  8. Sau khi chuyển viện, ca mắc COVID-19 nguy kịch hiện ra sao?
  9. Vừa ‘nới lỏng’ giãn cách xã hội đã... nhậu tràn lan
  10. Khu cách ly số 2 của tỉnh tiếp nhận thêm 62 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về
  11. Điện Biên miễn, giảm giá nước cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
  12. Xem xét chuyển bệnh nhân 91 sang Bệnh viện Chợ Rẫy
  13. Kiên Giang: Đẩy mạnh chăm lo đoàn viên sát với đặc thù của dịch COVID-19
  14. 2 lá phổi đông đặc, ghép phổi cho BN số 91 phi công người Anh là cơ hội và hi vọng cuối cùng
  15. Hàng loạt dịch vụ ở Sài Gòn được hoạt động lại
  16. ‘Không cấp cứu kịp thời, doanh nghiệp sẽ tắt thở’
  17. Hàng không trở lại với bầu trời
  18. Khánh Hòa miễn thuế bãi biển cho các doanh nghiệp du lịch
  19. ‘ATM gạo’ lần đầu ra... đảo Phú Quốc
  20. Thủ tướng: Kinh tế TP.HCM không đổ gãy trong dịch COVID-19
  21. Bệnh nhân 91 tiên lượng nặng, có thể được ghép phổi
  22. 5 loại sữa hạt giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch
Video và Bài nổi bật