Phát hiện các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong bối cảnh nguồn gốc của loại virus gây đại dịch Covid-19 đang gây ra những tranh cãi, tin vui từ việc tìm ra các kháng thể có thể ngăn chặn virus này xâm nhập tế bào mở ra hy vọng sớm sản xuất được thuốc đặc trị, đang là điều đáng quan tâm hơn…
Phát hiện các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2
Hoạt động nghiên cứu điều chế vaccine phòng, chống Covid-19 trên thế giới đang thu được những kết quả tích cực. Ảnh: DW.com

Xem Video: Virus Sars-Cov-2 từ tự nhiên, không phải từ phòng thí nghiệm

//

Các nhà khoa học ở Đức và Hà Lan mới đây đã công bố phát hiện các kháng thể có khả năng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào. Phát biểu trên báo Braunschweig, nhà virus học Luka Cicin-Sain thuộc Trung tâm Nghiên cứu nhiễm trùng Braunschweig Helmholtz (HZI) của Đức cho biết, việc phát hiện kháng thể ngăn chặn virus xâm nhập tế bào là bước đột phá hướng tới bào chế thành công thuốc chống SARS-CoV-2.

Theo chuyên gia Stefan Dzigel thuộc Đại học Kỹ thuật Braunschweig của Đức, trái với tiêm chủng vaccine, trong đó bệnh nhân được tiêm một phần mầm bệnh để tự hình thành kháng thể và tăng cường khả năng miễn dịch, mục tiêu của nhóm nghiên cứu ở Braunschweig là hướng tới bào chế một loại thuốc để điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 thể nặng, nguyên tắc được gọi là “miễn dịch thụ động”. Các nhà khoa học từ nhiều đơn vị nghiên cứu của Đức đã tiến hành phân tích khoảng 6.000 kháng thể nhân tạo khác nhau và đã tìm được hơn 750 kháng thể liên kết với virus gây đại dịch Covid-19, điều kiện tiên quyết để chống mầm bệnh thành công. Hiện khoảng 30 kháng thể đã được thử nghiệm về tính hiệu quả trong nuôi cấy tế bào tiếp xúc với virus ở phòng thí nghiệm có độ an toàn cao của HZI.

Các nhà nghiên cứu Đức sẽ chọn lọc tìm ra những kháng thể tốt nhất cho tới giữa tháng 6 tới và sau đó sẽ trải qua các bước thử nghiệm để tiến tới bệnh nhân đầu tiên có thể được điều trị bằng liệu pháp kháng thể vào mùa thu tới.

Còn tại Hà Lan, một nhóm nhà khoa học nước này công bố trên tạp chí Nature rằng, đã phát hiện một kháng thể đơn dòng có tên 47D11 có thể liên kết với protein tăng đột biến mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập c‌ơ th‌ể và ngăn chặn nó theo cách trung hòa mầm bệnh. Những loại kháng thể đơn dòng kiểu này bắt chước cách hệ thống miễn dịch phản ứng với mối đe dọa và được sử dụng để điều trị một số dạng ung thư. Phó giáo sư Berend-Jan Bosch (Đại học Utrecht, Hà Lan) cho biết, nghiên cứu dựa trên công trình đã thực hiện trước đó về các kháng thể có thể tiêu diệt SARS-CoV-2.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, các nhà khoa học trên toàn thế giới đã khẩn trương thực hiện nghiên cứu để tìm ra loại vaccine có thể khắc chế được virus SARS-CoV-2. Những kết quả nghiên cứu tích cực lần lượt được công bố, cùng với đó là nỗ lực hợp tác, chung tay ngăn chặn đại dịch của các quốc gia trên thế giới, mở ra hy vọng sớm đẩy lùi được đại dịch.

Tuy nhiên, ngày càng dấy lên mối quan ngại về khả năng nỗ lực chung tay và đoàn kết sẽ bị suy yếu bởi những tranh cãi không đáng có liên quan đến nguồn gốc của loại virus gây đại dịch giữa Mỹ và Trung Quốc cùng một số quốc gia. Những diễn biến phức tạp liên quan tới tranh cãi này không chỉ gây lo ngại sẽ làm xấu hơn nữa mối quan hệ Mỹ-Trung, mà còn có thể kéo theo những hậu quả không trông đợi.

Giới quan sát cho rằng, khả năng hành động “chĩa mũi dùi” vào Bắc Kinh của Washington trong vấn đề nguồn gốc Covid-19 có thể là cách ông Donald Trump đánh lạc hướng dư luận đang soi xét việc Washington ứng phó với đại dịch, gây bất lợi cho chiến dịch tranh cử tổng thống sắp tới. Cho dù vì mục đích gì, nếu vụ việc không được kiểm soát, hai bên sẽ còn tiếp tục đổ lỗi cho nhau theo những cách thức chỉ đẩy căng thẳng lên cao trào mới.

Trong khi những mâu thuẫn về thương mại còn chưa được giải quyết rốt ráo, thêm một cuộc tranh cãi nữa giữa Mỹ và Trung Quốc là điều tồi tệ, vì thế giới không hề mong muốn lại phải chứng kiến cả hai tiếp tục tung ra những đòn trả đũa lẫn nhau. Những hệ lụy của cuộc thương chiến Mỹ-Trung đối với nền kinh tế thế giới cũng như đối với chính hai đối thủ này là một bài học đắt giá cho thấy, hợp tác cùng phát triển luôn là một xu thế không bao giờ lỗi thời.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10599
  1. Đại dịch Covid-19 có thể kéo dài trong hai năm với ba kịch bản
  2. Nga: Trên 30 độ C, virus SARS-CoV-2 gần như bị vô hiệu hóa
  3. Nghiên cứu mới: Không chỉ phổi, virus SARS-CoV-2 còn có thể làm tổn thương não
  4. Phát triển thành công kháng thể tiêu diệt virus corona
  5. Ý có vaccine đầu tiên vô hiệu hóa SARS-CoV-2 ở tế bào người
  6. Nghiên cứu mới: Virus corona lây lan khắp thế giới từ cuối năm 2019
  7. Thử nghiệm bước đầu thành công vaccine Covid-19 Việt Nam
  8. Australia thử nghiệm kháng thể điều trị Covid-19
  9. Mỹ thử nghiệm vaccine nCoV trên người
  10. Các nhà khoa học Hà Lan phát hiện ra kháng thể có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2
  11. Đột phá: Israel phân lập thành công kháng thể diệt virus corona gây bệnh COVID-19
  12. Sản xuất thành công kháng thể diệt virus corona
  13. Covid-19 khiến giới khoa học nghĩ lại về nhà vệ sinh công cộng
  14. Không chỉ ‘thích’ phổi, virus corona mới còn tấn công hàng loạt nội tạng
  15. Nghiên cứu vắc xin ngừa Covid-19: Nỗ lực hợp tác toàn cầu
  16. Israel nghiên cứu phương pháp dự báo dịch COVID-19 qua nước thải
  17. Việt Nam thử nghiệm vaccine Covid-19 trên chuột
  18. Phát hiện loại kháng thể đầu tiên có khả năng vô hiệu hóa virus corona
  19. Quân đội Mỹ đạt đột phá bất ngờ về xét nghiệm Covid-19
  20. Nơi trú ngụ lý tưởng của SARS-CoV-2
  21. Phát hiện biến thể nguy hiểm nhất của virus corona
Video và Bài nổi bật