Cho vay nặng lãi TQ tràn vào Việt Nam, lãi suất hơn 1.000%/năm: Mẹ cẩn thận sập bẫy, è cổ trả nợ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khổ thân mấy người nghèo, vay ngân hàng thì không đủ điều kiện, tìm cách vay ở ngoài mà gặp phải nhóm này thì làm cả đời cũng không trả nổi.
Cho vay nặng lãi TQ tràn vào Việt Nam, lãi suất hơn 1.000%/năm: Mẹ cẩn thận sập bẫy, è cổ trả nợ
Ảnh trái: Các nghi phạm trong đường dây vay qua ứng dụng bị bắt. Ảnh phải: Hàng loạt ứng dụng cho vay nặng lãi đang quảng bá rầm rộ, dễ dàng tiếp cận, vay tiền và người vay sẽ phải trả lãi

Xem Video: Cho vay nặng lãi còn đánh chết con nợ 

//

Dạo gần đây, trên mạng xuất hiện quảng cáo một số trang cho vay tiền online thông qua các ứng dụng điện thoại di động. Sáng nay đọc báo mới biết, nhiều ứng dụng cho vay tiền online này xuất phát từ Trung Quốc.

Theo báo Tuổi trẻ thì hiện nay có khoảng 60 đến 70 doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt mình đứng tên để cho vay tiền thông qua các ứng dụng với lãi suất “cắt cổ”, hơn 1.000%/năm. Nguyên nhân là Chính phủ Trung Quốc đã siết chặt quản lý, khiến nhiều ứng dụng này chạy sang Việt Nam, do ở mình hành lang pháp lý về việc cho vay ngang hàng, qua ứng dụng chưa rõ ràng.

Nhiều người vay tiền trong thời gian ngắn phải trả với lãi suất cao, không kịp xoay tiền để trả nợ, nên đường cùng họ được gợi ý vay qua ứng dụng khác để trả nợ cũ, nhưng thực chất cũng là ứng dụng cho vay trong đường dây của nhóm người Trung Quốc này. Có trường hợp vay 18 đến 20 ứng dụng và không thể trả được nợ nên đã tính đến chuyện t‌ּự t‌ּử. 

Được biết, cách đây 1 tháng, Công an TP.HCM đã triệt phá được một đường dây cho vay nặng lãi qua các ứng dụng cho vay tiền nhanh do người Trung Quốc cầm đầu. Theo đó, một nhóm người Trung Quốc núp bóng sau một số doanh nghiệp cho vay tiền thông qua các ứng dụng trên điện thoại như "Vaytocdo", "Moreloan" và "VD online". Chỉ từ tháng 4/2019 đến nay, nhóm đã cho 60.000 người vay khoảng 100 tỉ đồng, lãi suất đến hơn 1.000%/năm.

Ảnh chụp từ báo Tuổi trẻ

Phòng Cảnh sát Hình Sự Công an TP.HCM cho biết đã khởi tố và bắt tạm giam 5 nghi phạm có liên quan đến đường dây này, gồm: Tu Long (28 tuổi), Yuan Deng Hui (27 tuổi), Lâm Cẩm Quyền (30 tuổi), Lài Thế Hùng (29 tuổi) và Chề Ngọc Trinh (25 tuổi) để điều tra tội "Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự" theo Điều 201 của Bộ luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất cao gấp 05 lần trở lên với mức lãi suất cao nhất quy định tại Bộ luật dân sự hiện hành, nhằm thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên hoặc đã bị phạt hành chính mà còn tái phạm hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị xử lý Hình Sự với mức án là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn phải nộp tiền phạt từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, lãi suất này không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ khi luật khác có liên quan quy định khác. Tùy theo tình hình thực tế và đề xuất của Chính phủ mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Nếu lãi suất thỏa thuận vượt quá giới hạn nêu trên, thì mức lãi suất vượt quá này sẽ không có hiệu lực.

Ảnh: Cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động của các công ty núp bóng vay ứng dụng. Nguồn: Công an cung cấp

Quay trở lại với vụ cho vay nặng lãi của nhóm người Trung Quốc, kể cho các mẹ biết để cảnh giác.

Cụ thể, khách hàng vay qua ứng dụng "Vaytocdo" thì vay lần đầu được tối đa 1,7 triệu đồng nhưng thực tế khách hàng chỉ nhận được hơn 1,4 triệu đồng, còn lại là phí dịch vụ. Trong vòng 8 ngày, người vay phải trả cả gốc lẫn lãi hơn 2 triệu đồng. Nếu khách hàng trả chậm sẽ bị phạt hơn 100.000 đồng/ngày.

Còn vay qua ứng dụng "Moreloan" và "VD online", người vay lần đầu được duyệt 1,5 triệu đồng nhưng thực tế chỉ được nhận 900.000 đồng, còn lại là phí dịch vụ. Sau một tuần, người vay phải trả gốc vay 1,5 triệu đồng. Nếu khách trả chậm sẽ bị phạt 2-5% lãi suất/ngày.

Như vậy, người vay phải trả lãi suất lên đến 3%/ngày, tương đương 21%/tuần, 90%/tháng và 1.095%/năm (vượt gấp 5 lần lãi suất theo quy định). Những khách hàng trả tiền đúng hạn sẽ cho "nâng cấp" vay tiền nhiều hơn, tối đa gần 2,8 triệu đồng.

Khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, bộ phận thu hồi nợ khủ‌ng b‌ố (đe dọa, chửi bới…) con nợ và tất cả những người thân, bạn bè lưu số trên danh bạ điện thoại người vay (bị lấy cắp lúc vay qua ứng dụng). Nhiều người không chịu nổi áp lực phải xoay tiền để trả nợ cho yên thân.

Từ vụ này, mẹ cần rút kinh nghiệm khi có nhu cầu vay:

- Trước khi cài đặt các ứng dụng liên quan đến tài chính, nên xem đánh giá của những người dùng khác trên kho tải.

- Khi đã truy cập vào website chính thức của ứng dụng cần xem độ uy tín của sản phẩm dịch vụ tài chính đó.

Về phía cơ quan chức năng cần rà soát, xử lý các ứng dụng trên điện thoại di động cho vay không phép. Hơn nữa, ban hành khung pháp lý rõ ràng, chặt chẽ về hoạt động cho vay ngang hàng, vay qua ứng dụng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người đi vay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật