Người đàn ông ở Hải Dương bị lừa 1,5 tỉ như thế nào?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nắm bắt được tâm lý lo sợ, mất cảnh giác của người dân, các đối tượng đã giả danh là cơ quan công an, VKSND gọi điện cho các nạn nhân, sau đó thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt số tiền có trong tài khoản ngân hàng...
Người đàn ông ở Hải Dương bị lừa 1,5 tỉ như thế nào?
Các đối tượng làm giải Quyết định gửi qua Zalo để đe dọa người dân. Ảnh: H.Nga

Xem Video: Nhờ bạn mua đất, bị lừa 860 triệu đồng

Những ngày qua, tại tỉnh Hải Dương liên tiếp xảy ra tình trạng nhiều người dân bị lừa tiền, thậm chí có người bị lừa mất 1,5 tỉ đồng khiến dư luận hoang mang. Đặc biệt, các đối tượng lừa đảo dùng thủ đoạn giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát nhân dân, tòa án gọi điện đến các nạn nhân đe dọa với mục đích lừa đảo tài sản. Chỉ đến khi các nạn nhân sực tỉnh thì tiền đã bị chiếm đoạt.

Cụ thể, ngày 20/3, chị Đ.T.M., trú tại phường Sao Đỏ (TP. Chí Linh) nhận được cuộc gọi thông báo có bưu phẩm phong bì gửi từ Tòa án nhân dân TP. Hà Nội. Sau đó, số máy điện thoại đầu số 008 kết nối với điện thoại chị M. và tự xưng là Thiếu tá Đặng Xuân Cường - Cảnh sát Điều tra của TP. Hà Nội. Người đàn ông tên Cường này đọc quyết định của viện KSND TP. Hà nội yêu cầu chị M. có mặt tại tòa án ngay trong ngày vì Ngân hàng Agribank khởi kiện chị chưa thanh toán số nợ hơn 45 triệu đồng.

Tiếp đó, chị M. được kết nối với một người khác tên là Võ Thành Nam - cán bộ Cục điều tra tội phạm xác nhận, hiện trong tài khoản Ngân hàng TMCP Bắc Á của nạn nhân có 8,6 tỉ đồng. Trong cuộc nói chuyện với chị M., người này yêu cầu nạn nhân không được để lộ cuộc nói chuyện ra ngoài.

Đồng thời, người này đọc lệnh bắt khẩn cấp chị M. vì có liên quan đến đường dây m‌a tú‌y, rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á cầm đầu. Sau đó, người tên Nam đề nghị chị M. trao đổi qua Zalo và gửi cho nạn nhân 2 quyết định bắt tạm giam khẩn và niêm phong tài sản.

Trong lúc nạn nhân khẳng định không liên quan đến sự việc trên và kêu oan thì người đàn ông tên Nam yêu cầu chị M. kê khai tài sản và giao dịch ngân hàng, đồng thời đồng ý cho chị được tại ngoại ở nhà phục vụ công tác điều tra.

Lấy lý do để giám sát tài sản, đối tượng yêu cầu chị M. chuyển toàn bộ số tiền 440 triệu đồng vào tài khoản Phan Văn Hiền - Chánh án và chụp lại biên lai gửi tiền để làm chứng cứ niêm phong tài sản trong quá trình điều tra. Nếu kết quả điều tra chị M. trong sạch sẽ trả lại.

Tuy nhiên, sau khi làm theo hướng dẫn của người đàn ông tên Nam thì nạn nhân phát hiện mình bị lừa, còn các đối tượng cũng biến mất với số tiền chiếm đoạt được. Ngay sau đó, chị M. làm đơn trình báo cơ quan công an.

Trước đó, tháng 10/2019, với thủ đoạn tương tự, anh Đ.T.Đ., trú tại phường Tân Bình (TP Hải Dương) các đối tượng lừa mất 1,5 tỷ đồng. Sau khi phát hiện bị lừa đảo, nạn nhân làm đơn trình báo với cơ quan công an.

Theo cơ quan công an, các đối tượng thường hoạt động theo nhóm, sử dụng số điện thoại có đầu +89; + 34, 006… để liên lạc với nạn nhân. Ban đầu, một trong các đối tượng giả làm nhân viên bưu điện gọi điện thông báo nạn nhân có nợ tiền cước viễn thông hoặc nợ tiền trong thẻ tín dụng ngân hàng.

Tiếp đó, đối tượng nối máy cho nạn nhân gặp một đối tượng khác trong nhóm giả xưng làm cán bộ công an, viện kiểm sát và đe dọa nạn nhân có liên quan đến các vụ án Hình Sự, yêu cầu phải khai báo thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số điện thoại di động để xác minh.

Thậm chí, các đối tượng còn gửi lệnh tạm giam, quyết định truy nã… qua tài khoản Zalo của nạn nhân. Đồng thời, các đối tượng cung cấp một ứng dụng trên điện thoại, yêu cầu nạn nhân cài đặt để các đối tượng theo dõi quá trình sử dụng điện thoại của nạn nhân. Sau đó, nhóm đối tượng yêu cầu nạn nhân chuyển số tiền có trong tài khoản vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chức năng để kiểm tra, nếu không liên quan đến tội phạm hay hành vi phạm tội sẽ hoàn trả và yêu cầu không được thông tin vụ việc cho bất kỳ ai để phục vụ công tác điều tra.

Tháng 9/2018, người phụ nữ tên V. (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) bị nhóm đối tượng giả danh công an gọi điện thoại lừa mất 100 triệu bằng hình thức như trên. Ảnh: Đ.Tùy

Do lo sợ, mất cảnh giác, nhiều người đã thực hiện chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng cung cấp. Sau khi tiền vào tài khoản, các đối tượng nhanh chóng rút toàn bộ số tiền. Chỉ đến khi các khi nạn nhân gọi lại số điện thoại thì không liên lạc được và kiểm tra tiền trong tài khoản thì đã bị chuyển sang các tài khoản khác.

Cũng theo cơ quan công an, người dân cần lưu ý tất cả số điện thoại giả mạo theo số máy của cơ quan chức năng đều có thêm dấu (+) trước dãy số vì chúng được thực hiện qua mạng Internet (Voip). Nếu chỉ kiểm tra số máy gọi đến qua tổng đài 1080 sẽ không phát hiện được sự giả mạo này.

Đặc biệt, cơ quan công an không trao đổi thông tin vụ án qua điện thoại và khi có yêu cầu làm việc sẽ có giấy mời hoặc giấy triệu tập. Đồng thời, cơ quan công an không có tài khoản ngân hàng mang tên cá nhân và không yêu cầu phải chuyển tiền để chứng minh vô tội.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật