Sách cho giới thượng lưu hay sách cho mọi người?

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thế kỷ 18 trở về trước, sách đắt đỏ, dùng để truyền giáo, dành cho các bậc thượng lưu. Từ khi nhận ra nhu cầu khổng lồ về sách, ngành xuất bản bùng nổ.
Sách cho giới thượng lưu hay sách cho mọi người?
In năm 1665, tác phẩm đột phá Hiển vi học của Robert Hooke hé lộ một thế giới tí hon trước đó độc giả chưa từng thấy.

Từ 1.000 tới 10 triệu bản sách

Thế kỷ 18 chứng kiến sự bùng nổ của ngành xuất bản và in ấn sách ở châu Âu. Giai đoạn này được gọi là Thời kỳ Khai sáng, và sách đã giúp lan rộng tri thức ở quy mô chưa từng có.

Suốt thời Trung Cổ, khắp cả châu Âu có chưa đến 1.000 bản sách chép tay được thực hiện trong một năm; trong thế kỷ 18, mỗi năm có đến 10 triệu bản sách được in - nhiều hơn đến 10.000 lần, một con số gây sửng sốt.

Sách trở nên dễ mua ở mọi nơi với cái giá tương đối rẻ, dẫn đến việc số người biết đọc tăng lên. Vào thế kỷ 17 ở Tây Âu, tỷ lệ người biết đọc viết chỉ chưa đến một phần tư, nhưng đến giữa thế kỷ 18 đã là hai phần ba ở nam giới và hơn một nửa ở nữ giới.

Lượng độc giả mới khổng lồ xuất hiện, và đến lượt điều này lại thúc đẩy nhu cầu về sách tăng cao.

Những dòng sách mới cũng xuất hiện, trong đó có các tựa sách kiến thức được yêu thích rộng rãi. Trước đó, sách kiến thức hầu hết được làm cho chuyên gia trong ngành đọc, nhưng đến thế kỷ 18, với nền học thuật mang tính dân chủ hơn, sách đã giúp bảo đảm rằng kiến thức không phải là thứ chỉ dành riêng cho tầng lớp tinh hoa.

Những nhà xuất bản khôn ngoan nhận ra tiềm năng thị trường to lớn trong quần chúng nhân dân về những cuốn sách giúp họ nắm được hiểu biết đương thời về thế giới xung quanh.

Đồng thời, nhiều tác giả cũng có mong muốn nghiêm túc phổ biến rộng rãi hết mức có thể những kiến thức và tinh thần khai sáng. Ở bình diện nào đó, viết sách đã trở thành hoạt động cách mạng.

Khi Denis Diderot soạn nên bộ bách khoa toàn thư vĩ đại của ông vào giữa thế kỷ 18, ông không chỉ muốn cung cấp thông tin kiến thức cho người dân, mà còn muốn tạo nên bước đột phá dân chủ bằng cách cho thấy rằng mọi người, dù là nam hay nữ, đều có quyền tiếp cận thế giới tri thức, chứ không riêng gì vua chúa hay quý tộc.

Thomas Paine hưởng ứng lời kêu gọi quyền cho mọi con người này bằng cuốn Nhân quyền, một tác phẩm được đọc và nghiên cứu rộng rãi, trở thành cương lĩnh cho Cách mạng Pháp và Cách mạng Mỹ.

Principia Mathematica là công trình năm 1687 của Newton giải thích quỹ đạo các tinh cầu, giúp ông tức thì nổi tiếng bất chấp độ khó của nó.

Phương tiện giới thiệu tư tưởng ra thế giới

Sách cũng là phương tiện để các triết gia và nhà khoa học giới thiệu tư tưởng của họ ra với thế giới. Ở mặt nào đó, có thể xem động lực thúc đẩy của Thời kỳ Khai sáng chính là công trình đột phá của Sir Isaac Newton, Philosophiae Naturalis Principia Mathematica, trong đó ông đã lần đầu công bố các định luật về chuyển động.

Cuốn sách của Newton cho thấy rằng toàn thể vũ trụ không phải kết quả của bí nhiệm thần thánh, mà tất cả đều vận hành theo những định luật cơ học chính xác mà các khoa học gia có thể nghiên cứu và hiểu được.

Trong khi đó, thế giới hiển vi trước đó chưa ai biết đến đã được Robert Hooke mở ra qua cuốn Hiển vi học; Carolus Linnaeus thì cho thấy có thể xác định và phân loại thế giới tự nhiên như thế nào trong Hệ thống tự nhiên; còn Charles Darwin trình bày cách sự sống tiến hóa trong Nguồn gốc các loài.

Được đăng dài kỳ trên tạp chí, Chuyện ông Pickwick đã nổi tiếng trước khi được xuất bản thành sách một năm sau đó.

Đến cuối thế kỷ 18, một số sách còn cho thấy ngay cả xã hội loài người cũng có thể được phân tích và hiểu. Sự giàu có của các quốc gia của Adam Smith cung cấp cơ sở lý thuyết cho hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong khi Tư bản của Karl Marx lại đưa ra một lời phản biện đầy sức nặng, khơi mào cho nhiều cuộc cách mạng vẫn còn diễn ra cho đến tận ngày nay.

Bên cạnh các công trình lý thuyết vĩ đại, truyện hư cấu cũng phát triển thành một dòng riêng; với việc dân trí ngày càng nâng cao và đời sống tinh thần của các cá nhân ngày càng trở nên phong phú, những cuốn tiểu thuyết như Tristram Shandy đã ra đời để đáp ứng nhu cầu.

In năm 1867 đúng lúc những biến chuyển lớn về sản xuất và xã hội diễn ra, thiên bút chiến Tư bản của Marx luận giải về những bất công dưới hệ thống tư bản.

Thoạt tiên, chỉ nữ giới tầng lớp thượng lưu mới hay đọc tiểu thuyết vào những lúc thư nhàn. Thế rồi xuất hiện Chuyện ông Pickwick của dic‌kens, một tiểu thuyết dài kỳ được đăng theo từng số giá rẻ hằng tuần, kết thúc mỗi kỳ luôn là một cao trào bị bỏ lửng, lôi cuốn độc giả tiếp tục theo dõi.

Nhờ đó, cuốn tiểu thuyết thu hút được lượng độc giả bình dân khổng lồ, và lần đầu tiên, sách đã trở thành phương tiện giải trí.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật