Hà Tĩnh: Cám cảnh thầy giáo yêu nghề qua đời để lại gia đình vô cùng khốn khó

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù bị bệnh hiểm nghèo, nhưng thầy Thắng luôn là chỗ dựa tinh thần và là nguồn sống cả gia đình nghèo khó, bệnh tật. Thầy trút hơi thở cuối cùng bỏ lại mẹ già, 2 người anh trai thần kinh…
Hà Tĩnh: Cám cảnh thầy giáo yêu nghề qua đời để lại gia đình vô cùng khốn khó
Thầy Dương Văn Thắng những ngày sống cảnh hôn mê. Ảnh: Đồng nghiệp của thầy cung cấp.

Thầy giáo tận tâm với nghề qua đời để lại những nỗi đau

Ở Trường Tiểu học Thạch Bàn, (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), đồng nghiệp, đông đảo học sinh, phụ huynh ai cũng dành một tình cảm hết sức đặc biệt, một sự cảm thông với thầy giáo Dương Văn Thắng, một giáo viên đứng lớp ở bộ môn Toán – Tin, bởi hoàn cảnh quá đỗi éo le của thầy.

Bản thân thầy bị bệnh hiểm nghèo, phải nuôi hai con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già bị tai biến, ốm yếu mất trí nhớ. Ngoài ra thầy còn chăm sóc hai người anh trai bị thần kinh (không lập gia đình) suốt ngày la hét, đập phá.

Thầy có một người anh trai đã qua đời cách đây 3 năm do bệnh ung thư và để lại người vợ cùng hai con dại, gia đình thầy lại phải cưu mang. Vì thế, mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh thầy Thắng khiến nhiều người ngậm ngùi.

Mặc dầu mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo – viêm gan B xơ gan, tỉ lệ gan tổn thương còn 15% từ mấy năm nay nhưng ngày ngày thầy vẫn cố gắng đến trường, say mê, nhiệt huyết, tận tụy, tận tâm với nghề. Là một giáo viên hiền lành, tâm huyết, ngoài việc chuyên môn, thầy rất tích cực tham gia các phong trào và hoạt động của nhà trường.

nghiệt ngã thay, mới trở lại trường dạy học buổi đầu tiên sau kỳ nghỉ do đại dịch Covid-19, thầy bị đau nặng phải vào bệnh viện tỉnh cấp cứu vì chảy máu tĩnh mạch.

Cụ Nghi năm nay đã 84 tuổi, cụ mất mất trí nhớ, cuộc sống thêm khó khăn do đứa con trai lành lặn nhất vừa qua đời.

Đã hai lần chồng rơi vào tình trạng hôn mê, nguy kịch, nhưng cuối cùng qua khỏi, nên lần này chị Hiền vợ thầy vẫn tin một phép màu sẽ giúp chồng vượt qua. Nhưng thật đau đớn, chồng chị đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện.

Chị Hiền nghẹn ngào ngào kể, “c‌ơ th‌ể anh bị bệnh, thiếu máu hơn 1 nửa. Lần chảy máu lần thứ 3 này không như 2 lần trước, truyền máu vào c‌ơ th‌ể không hấp thụ được. Anh ấy mất vì thiếu máu”.

Nỗi bất hạnh của người ở lại

Thật khó có thể cầm được nước mắt khi chứng kiến những gì đang diễn ra tại căn nhà của thầy giáo Thắng lúc này. Cụ Trần Thị Nghi, (84 tuổi), mẹ người thầy quá cố bị tai biến, trí nhớ bị lẫn, ốm yếu không thể tự đi lại được. Từ vệ sinh cá nhân, đến cơm nước phải có người săn sóc, hỗ trợ. Đã mấy lần cụ té ngã, mặt sưng tấy rất T.Tâm.

Chị Hiền chăm sóc người mẹ chồng tội nghiệp.

Từ ngày em mất, cuộc sống của 2 người anh trai bị tâm thần, suy thận càng trở nên cực khổ. Đặc biệt những ngày trời nắng như đổ lửa, hai người anh trai thầy Thắng năm nay đã ở tuổi ngoài 50 phải sống trong ngôi nhà bé như hộp diêm ấy nóng lên khiến nhiều người cảm thấy xót xa.

“Hai anh bị bệnh tâm thần, thường xuyên gây gổ, đánh đập nhau, nên lúc sống chồng em buộc phải ngăn cách, xây cho 2 anh mỗi người mỗi phòng ngay trong vườn như thế. Khổ lắm, mỗi khi lên cơn là 2 anh cứ gây sự, đánh nhau, chồng em phải dùng khóa khóa lại để tránh chuyện không may”, chị Hiền đau lòng kể về hai người anh chồng.

Cánh cửa hai căn phòng lần lượt mở ra, thật khó tin đó là những kiếp người sống ở trần gian. Hai người đàn ông bệnh tật thật tội nghiệp. Người em tên Khánh, cởi trần, chân tay co quắp do biến chứng sau tai biến. Không thể đi lại, thiếu người dìu nên người bác tiểu tiện luôn tại chỗ.

Nhìn thấy đứa cháu ruột (con thầy Thắng) tới săn sóc, hỏi han, người bác tội nghiệp hét lên: “hãy cho bác được chết đi”. Nói rồi người đàn ông khóc tu tu như một đứa trẻ. Đứa cháu nhìn bác cũng nghẹn ngào không biết nói ra sao.

Người bác ruột chân tay co quắp sau lần tai biến cách đây hơn 3 năm.

Người bác tên Tùng ở căn nhà đối diện cũng tội nghiệp không kém. Chứng bệnh suy thận mãn hành hạ, khiến bác mặt sưng, cánh tay, bàn chân nổi những khối u sần sùi, sưng to hơn trứng gà.

“Đau lắm! Mọi hôm chú Thắng còn sống, chú lo cho đi viện. Giờ chú mất, vợ chú thương nhưng bận việc, lo đủ thứ cho mẹ, các bác như này nên có muốn đi viện cũng không được, đánh gắng chịu đựng vậy thôi”- ông Tùng buồn rầu nói.

Ông Tùng với đôi tay…

…. đôi chân nổi những khối u lớn.

Mất đi người chồng vốn đủ sức khỏe để chăm sóc, hóa giải mỗi lần hai anh lên cơn, tất cả giờ đè nặng lên vai chị Hiền. Một mình chị gánh vác tất cả những công việc mà chồng để lại, từ kiếm tiền, lo thuốc thang, cơm nước cho mẹ chồng, hai 2 anh trai. Tất cả khiến chị như muốn ngã quỵ.

Rồi nhắc đến hai con học rất giỏi (cháu Uyên Chi học lớp 7, cháu Tuấn Kiệt học lớp 5), giấy khen gián kín tường nhà, chị Hiền lưng tròng nước mắt. Người phụ nữ tội nghiệp khóc ròng vì chị đang tận cùng bí bách, không biết lấy đâu ra sức lực để nuôi cùng lúc mấy tấm thân bệnh tật, nuôi 2 đứa con chăm ngoan, học giỏi.

Thắp cho chồng chị nén nhang, sẻ chia với tình cảnh của gia đình, chúng tôi chỉ còn biết nguyện cầu người chồng phù hộ cho chị Hiền có sức khỏe để cáng đáng một gia đình quá cám cảnh, không lối thoát của mẹ mình.

Xem Video: Một hoàn cảnh neo đơn, tật nguyền nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống

//

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật