Gia Lai: Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020: Tự chủ và thuận lợi

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố vào đầu tháng 5 vừa qua được học sinh và phụ huynh rất quan tâm. Bên cạnh những thuận lợi, nhiều điểm mới trong quy chế này cũng khiến các cơ sở giáo dục và thí sinh gặp khó khăn nhất định.
Gia Lai: Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020: Tự chủ và thuận lợi
Ảnh minh họa

Các trường đại học tự chủ tuyển sinh

Đại diện các cơ sở giáo dục cho rằng, Quy chế tuyển sinh năm nay không có quá nhiều khác biệt so với những năm trước, chỉ bổ sung một vài điểm mới để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Theo đó, Quy chế quy định chung về tuyển sinh các loại hình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng và thay thế cho tất cả nội dung liên quan tới quy chế tuyển sinh của từng loại hình đào tạo trước đây. Từ năm 2020, các trường đào tạo sư phạm sẽ không tuyển sinh trình độ trung cấp sư phạm, chỉ tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Mầm non (theo Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực thi hành từ 1-7-2020). Ngoài thí sinh có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Bộ GD-ĐT, diện tuyển sinh còn được mở rộng hơn ở nhóm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT của nước ngoài và thí sinh nước ngoài có nguyện vọng học đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đào tạo về y khoa, sư phạm. Ngoài ra, nếu năm 2019, số lượng tổ hợp được dùng trong một ngành đào tạo chưa được đề cập thì năm nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường tuyển sinh dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT phải sử dụng kết quả của 3 bài thi hoặc môn thi, trong đó ít nhất có một trong 2 môn Toán và Ngữ văn để tạo thành tổ hợp. Các bài thi đưa vào tổ hợp phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo và trường, không sử dụng quá 4 tổ hợp bài thi/môn để xét tuyển cho một ngành.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 được tổ chức trong 2 ngày 9 và 10-8 với 5 bài thi: Ngữ văn, Toán học, Ngoại ngữ, bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Theo TS. Trần Cao Bảo, sở dĩ các trường đại học thận trọng trong phương thức xét tuyển và ưu tiên xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT là vì nỗi lo học bạ được “làm đẹp”. Do đó, phương thức xét tuyển bằng học bạ tuy thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Làm thế nào để đảm bảo được chỉ tiêu tuyển sinh nhưng không buông rơi chất lượng ngay từ đầu vào là điều mà các trường đại học phải tính kỹ khi được phép tự chủ trong tuyển sinh năm 2020. “Quy định học sinh chỉ được chọn một trong 2 tổ hợp để dự thi tốt nghiệp THPT cũng gây ra một số hạn chế về khối, ngành tuyển sinh đại học. Những ngành có kết hợp các môn ở cả 2 khối tự nhiên và xã hội (chẳng hạn như Toán-Hóa-Sử) sẽ buộc các trường đại học lẫn thí sinh phải chọn thêm phương thức xét tuyển bằng học bạ bên cạnh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp”-ông Bảo phân tích.

Xem Video: Công bố phương án tuyển sinh Đại học 2020

//

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật