Kẻ xấu giật 115 tờ vé số, người đàn ông mù đau khổ la hét không dám về nhà vì nợ tiền đại lý

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đây không phải là lần đầu tiên chú bị giật vé số. Mỗi tháng đều 1-2 lần, những lần như vậy chú đều không dám về nhà vì không có tiền trả cho chủ đại lý. Khổ tận cam lai.
Kẻ xấu giật 115 tờ vé số, người đàn ông mù đau khổ la hét không dám về nhà vì nợ tiền đại lý
Chú Nhâm bán số hơn 15 năm nay, vừa qua bị kẻ xấu giật hết 115 tờ vé số. Ảnh Tiin.vn

Xem Video: Camera thanh niên khỏe mạnh giật hàng trăm tờ vé số của người tàn tật

//

Những ngày vừa qua, thông tin về người đàn ông khiếm thị bị cướp 115 tờ vé số vào ngày 19/10 đã dấy lên sự phẫn nộ trong cộng đồng mạng. Được biết nạn nhân là chú Trịnh Hoàng Nhâm, 48 tuổi (ngụ quận Gò Vấp). Hơn 15 năm nay chú đi bán vé số, mỗi tháng bị giật 1-2 lần nhưng chỉ có lần này là bị giật với số lượng lớn như vậy. Nhắc về ngày hôm đó, chú kể:

"Chú vừa ngồi bán được một lúc thì có người tới nói muốn mua vé số, xin chú lấy tập vé để lựa. Chú đưa xong thì người ta phóng xe chạy mất. Không nhìn thấy gì cũng không thể đuổi theo được nên chú chỉ còn cách hét lên cho mọi người biết".

Đối với chú Nhâm, cây gậy dò đường và chiếc ghế nhựa đã theo chú suốt những ngày tháng bán vé số. Từ nhỏ chú bị sốt phát ban, gia đình quá nghèo không đủ tiền mua thuốc và đưa đi điều trị nên bệnh tình ngày càng biến chứng và chú đã vĩnh viễn mất đi đôi mắt kể từ đó.

Ngày bị giật vé số, chú tâm sự rằng bản thân không dám về nhà vì không có tiền đền cho đại lý. Chú đành nhờ mọi người xung quanh thương tình làm cho tấm bảng ghi chữ: "Em bị mất vé số, nhờ cô bác giúp giùm, xin cám ơn". Chú đeo tấm bảng rồi mọi người đi ngang có thấy thì giúp chú ít tiền để chú có điều kiện trả lại cho đại lý và mua lại vé số cho ngày mai. 

Chú không muốn làm gánh nặng xã hội, dù khiếm thị nhưng vẫn tự lực cánh sinh. Ảnh Tiin.vn

Chị H. - một người ở gần đó cho biết: "Mình rất bức xúc khi thấy sự việc chú Nhâm bị cướp vé số. Biết được chú bán trên đường Lê Đức Thọ mình đã tìm tới để ủng hộ chú mấy ngày nay. Mình mua một hai tờ nhưng đưa chú 50 - 100 ngàn đồng coi như là giúp chú".

Không biết kẻ nào đã cướp vé số của người đàn ông khiếm thị để ông phải khổ sở loay hoay, xin tiền người đi đường để trả lại cho chủ đại lý. Chẳng biết chú sau khi được người đi đường thương tình cho tiền thì có đủ để trả lại hay không. Mấy lần trước bị giật, chú cho biết: "Tháng nào chú cũng bị mất ít nhất một hai lần. Ít thì vài tờ, nhiều thì vài chục tờ, nặng nhất là mất hết hơn trăm tờ như hôm vừa rồi. Chú buồn lắm, ngồi khóc mà không thể làm gì được. Những lúc đó chú chỉ mong có ai đó giúp có tiền trả cho đại lý, nếu không là chú phải mượn nợ để tiếp tục đi bán. 

Đó giờ chú mượn nợ người ta hơn 30 triệu đồng. Bán vé số chỉ đủ ăn uống, thuốc thang với trả lãi. Nhiều khi chú cũng muốn kiếm nghề khác nhưng bị khiếm thị, tuổi tác cũng đã cao nên chỉ quẩn quanh với nghề bán vé số".

Cây gậy dò đường và chiếc ghế nhựa đã theo chú bán vé số nhiều năm nay. Ảnh Tiin.vn

Do không thấy đường, chú Nhâm thường chọn điểm bán cách nhà khoảng 200 - 300m như UBND phường 6, chợ An Nhơn (Gò Vấp). Sáng chú ra bán tới 13h rồi về, tối 18h30 đến hơn 22h. Dù cầm trên tay chiếc gậy chỉ đường nhưng chú không ít lần bị vấp ngã, có đau chú cũng phải đứng dậy để tiếp tục công việc mưu sinh. Nếu không bán, hai vợ chồng chú sẽ không có đủ tiền để trang trải thuốc men, ăn uống rồi cả tiền nhà nữa. Người con 15 tuổi cô chú phải gửi đến nhà họ hàng để có điều kiện sinh sống và học tập tốt hơn.

Hiện chú đang sống với người vợ trong căn nhà trọ 15m2. Trước đây hai vợ chồng đi bán với nhau, nay cô bị bệnh phải ở nhà, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên vai chú. Chú tâm sự: "Chú bị tiểu đường gần 3 năm nay. Ngày trước cô còn dìu chú đi bán nhưng hai năm gần đây, cô bị sỏi thận, viêm gan, đau khớp, không còn sức đi bán cùng chú nữa. Mỗi ngày, cô chú tốn khoảng 50 ngàn tiền thuốc, chưa kể mỗi tháng phải có tiền để lên bệnh viện tái khám".

Mỗi tháng chú bị cướp 1-2 lần, nhưng chú vẫn cố gắng bám trụ để có tiền trang trải cuộc sống. Ảnh Tiin.vn

Nói về mong ước hiện tại, chú Nhâm cho biết bản thân từng học massage, bấm huyệt nên rất ước có được một tiệm nho nhỏ làm ăn, lo kiếm tiền cho vợ con. Chú trải lòng: "Ngày xưa chú có đi học massage, bấm huyệt nửa năm, còn được cấp bằng. Nhưng vì không có vốn nên chú không thể mở quán được. Chú chỉ ước có cái quán để không phải cực khổ dãi nắng dầm mưa đi bán vé số mà vẫn có thể kiếm tiền lo cho vợ con mình".

Những ngày tháng trên con đường sắp tới không biết công việc buôn bán của chú có được suôn sẻ hay không. Cầu mong cho chú có đủ sức khỏe để kiếm được tiền trang trải cuộc sống và sẽ không bị cướp nữa. Khổ lắm, bán vé số có lời bao nhiêu mà còn bị cướp, mỗi tháng 1-2 lần thì chỉ có lỗ chứ chẳng thể nào có dư. Những người hiền lành làm ăn lương thiện như cô chú sao cứ phải chịu cảnh khổ sở, mãi không thoát được kiếp nghèo.

Mong ước có tiệm massage của chú không biết bao giờ mới thực hiện được. Ảnh Tiin.vn

Hy vọng con của cô chú sẽ hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, cố gắng học hành rồi kiếm tiền phụng dưỡng cha mẹ. Người ta hay nói con cái là tương lai nên rất mong em ấy sẽ yêu thương và chăm lo cho bậc sinh thành của mình. Cuộc đời cô chú đã quá nhiều khó khăn và vất vả rồi.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật