Nếu bão số 9 vào đất liền giữ nguyên cường độ, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy hàng loạt

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bão số 9 được đánh giá là một trong những cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua, có thể gây ra ngập lụt diện rộng, phá hủy toàn bộ các nhà cấp 4 có kết cấu kém…
Nếu bão số 9 vào đất liền giữ nguyên cường độ, nhà cấp 4 có thể bị phá hủy hàng loạt
Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 9 – Molave. (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG).

Xem Video: Dự báo thời tiết 28/10/2020 | Bão số 9 mạnh nhất từ đầu năm, vẫn có thể tăng cấp

//

Ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 15 giờ chiều nay (27/10), bão số 9 – Molave đang cách Đà Nẵng khoảng 580km, cách Quảng Nam 520km, cách Quảng Ngãi 470km, cách Phú Yên 390km. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/h), giật cấp 17.

Từ nay cho đến trưa mai (28/10), bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên từ sáng sớm đến trưa mai với sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần.

Đến 13 giờ trưa mai 28/10, bão trên đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 13.

Theo phân cấp bão thì bão số 9 đang nằm trong cấp từ 12-15, được gọi là cuồng phong (hoặc bão rất mạnh). Ở cấp độ này, cơ quan khí tượng đánh giá, bão có sức tàn phá cực kỳ lớn. Sóng biển cực kỳ cao, có thể đánh đắm những tàu biển trọng tải lớn, cuốn phăng cây cối, nhà cửa, cột điện…

Hiện nay, các dự báo về quỹ đạo bão của các Trung tâm dự báo quốc tế đều thống nhất, bão số 9 sẽ hướng về khu vực Quảng Ngãi – Bình Định. Bão sẽ di chuyển trên khu vực thuận lợi cho việc tăng cường độ trong 6-12 giờ tới và khả năng đạt cường độ cực đại trong chiều và tối nay. Khi vào gần bờ, vùng biển này lạnh hơn, ma sát với đất liền nên bão sẽ suy yếu.

Từ tối và đêm nay (27/10), bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền; thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10.

Ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia.

Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

“Nếu cơn bão số 9 gây ra gió mạnh trong đất liền với cường độ từ cấp 12 trở lên thì đây sẽ là một trong những cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

Nó có sức mạnh tương đương hoặc hơn so với bão 12 - Damrey năm 2017 hoặc bão số 6 – Xangsane năm 2006”, ông Lâm nhận định.

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết thêm, nếu giữ nguyên cấp 12, bão số 9 sẽ có sức tàn phá khủng khiếp, các nhà cấp 4 có thể không thể chịu đựng được trước sức gió.

Các đồng nghiệp tại Philippines chia sẻ, bão số 9 khi đi qua nước này đã gây ra ngập lụt diện rộng, phá hủy toàn bộ các nhà cấp 4 có kết cấu kém; hơn 2400 hộ dân phải sơ tán tập trung.

Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt.

Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt, có nơi trên 500m.

Do ảnh hưởng của mưa lớn, từ đêm ngày 27/10 đến ngày 01/11, trên các sông từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ thượng lưu sông Cả (Nghệ An), sông La (Hà Tĩnh) và các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai lên mức báo động (BĐ) 2-BĐ3, có sông trên mức BĐ3; hạ lưu sông Cả (Nghệ An), các sông chính ở Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk lên mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2, các sông nhỏ lên mức BĐ3.

Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông và các khu đô thị tại các tỉnh từ Nghệ An đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên. Nguy cơ xảy ra sự cố các công trình thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10929
  1. Gượng dậy nơi tâm bão dữ
  2. Người trồng cao su trắng tay sau bão số 9
  3. Quảng Ngãi: Thiệt hại gần 4.500 tỷ đồng do bão số 9
  4. Bão số 9 gây thiệt hại gần 4.500 tỷ đồng cho Quảng Ngãi
  5. Thiệt hại sau bão số 9 gia tăng, huy động vạn chiến sĩ cứu hộ ở miền Trung
  6. Những ngôi nhà “không mái” sau bão số 9
  7. Bờ sông, bãi biển Đà Nẵng tan hoang sau bão số 9
  8. Sau bão số 9, siêu bão mang tên Goni lại xuất hiện gần Biển Đông
  9. Nhà sập, ông bà già 90 tuổi lọ mọ khắp xóm tìm lại những tấm tôn của nhà mình
  10. Kiểm tra công tác khắc phục đường dây tải điện do bão số 9
  11. Mưa lũ bão số 9: “Gọi về nhà không được, tôi run hết người“
  12. Kon Tum: Bão số 9 gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng
  13. Thắt lòng cảnh làng biển ngóng tin 23 ngư dân đang mất tích
  14. Thanh Hóa hỗ trợ tỉnh kết nghĩa Quảng Nam 2 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai
  15. 80.000 đồng/viên ngói, chạy 3 huyện vẫn không mua được
  16. Miền Trung tiếp tục mưa như trút nước, nguy cơ lũ quét, sạt lở vẫn chực chờ
  17. UBND tỉnh yều cầu triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 9
  18. Còn bao nhiêu bão và sắp xuất hiện những loại thời tiết nguy hiểm nào?
  19. Hàng trăm ha hoa màu, hoa cây cảnh của dân Đà Nẵng “bay” theo bão số 9
  20. Bờ biển Đà Nẵng tan hoang sau bão
  21. Phát hiện 10 triệu đồng từ áo quần cũ được tặng, người đàn ông nghèo ở Quảng Trị làm gì?
  22. Vụ tránh bão số 9, tàu cá chìm: Nỗi niềm đợi chờ người thân mất tích
Video và Bài nổi bật