Sản xuất xanh để phát triển bền vững

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo các chuyên gia, sản xuất xanh không chỉ mang lại những giá trị thiết thực về kinh tế mà còn mở ra cho DN những cơ hội “vàng”, nhất là trong bối cảnh toàn cầu đang hướng tới tăng trưởng xanh bền vững.
Sản xuất xanh để phát triển bền vững
Sản xuất xanh là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự cạn kiện của các nguồn tài nguyên, năng lượng hóa th

Sản xuất xanh khiến nhiều người liên tưởng tới lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu đang hướng đến tăng trưởng xanh bền vững và các giải pháp thân thiện với môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu, không chỉ riêng nông nghiệp mà tất cả các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, thương mại… đều chuyển hướng ưu tiên sang những mô hình, cách thức sản xuất xanh.

Xanh hóa sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải nhà kính hướng tới tăng trưởng bền vững không chỉ giúp DN Việt hòa vào dòng chảy xu hướng quốc tế mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực, cả về kinh tế lẫn những giá trị vô hình.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, trong 3 năm qua, hội đã gấp rút triển khai mô hình sản xuất xanh, thân thiện với môi trường cho các DN thành viên. Theo đó, các DN phải giảm chất thải phát sinh, thay đổi thói quen và công nghệ sử dụng năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo…

Trước đó, hiệp hội ngành gỗ cũng đã ký cam kết thúc đẩy phát triển ngành gỗ theo hướng phát triển bền vững, kiên quyết không sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp; đồng thời chính thức cho ra mắt Quỹ “Việt Nam xanh”.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) chia sẻ, trung bình kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 12,5 tỷ USD/năm. Hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của ngành gỗ là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…

Các thị trường này đều có quy định nghiêm ngặt về nguồn gốc gỗ, tính hợp pháp của gỗ. Người tiêu dùng tại các thị trường này không chấp nhận các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, đặc biệt là các loài gỗ nhiệt đới, gỗ quý.

Đây cũng là cách mà các nước này tuân thủ những quy định liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn. Do vậy, để duy trì được thị phần xuất khẩu, DN trong nước bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu gỗ là khai thác từ rừng trồng.  

Theo một nghiên cứu vào năm 2017, khi khảo sát trên 12.000 người tiêu dùng Việt Nam, phần lớn người tiêu dùng quan tâm và sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm sạch, chất lượng cao. Cụ thể, có đến 73,5% người dùng quan tâm đến các yếu tố môi trường, 80% sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sạch, các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ được 84,5% người dùng ưu tiên sử dụng và 91,2% số người khảo sát cho biết, sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm chất lượng cao.

Do đó, khi DN sản xuất xanh, tạo ra những sản phẩm xanh thân thiện với môi trường, cơ hội cạnh tranh trong “cuộc chiến” thu hút người dùng sẽ cao hơn. Theo Nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), trong khi thị trường đứng yên, các DN thực hiện đổi mới sinh thái đều tăng trưởng trung bình 15%/năm.

Không chỉ tạo lợi thế ở thị trường trong nước, sản xuất xanh còn giúp DN đạt được các chứng chỉ xanh, các tiêu chuẩn quốc tế (như Tiêu chuẩn ISO 14000), là những tấm vé thông hành để DN thâm nhập thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là những thị trường khó tính nhưng có mức chi tiêu cao như Mỹ, châu Âu.

Thực tế, ở một số quốc gia hoặc tiểu bang, họ yêu cầu các sản phẩm phải có tiêu chuẩn xanh. Nếu muốn gia nhập thị trường của họ, các Cty bắt buộc phải cải tiến và đưa ra các sản phẩm được chứng nhận xanh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật